Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Một bài so sánh giữa du lịch Việt Nam Và du lịch Thái lan

Du lịch Việt chạy dài vẫn "hít khói" Thái Lan?

(VEF.VN) - Tại sao có tài nguyên du lịch tương đương nhau, nhưng Thái Lan thu hút khách du lịch nước ngoài gấp 3 lần Việt Nam? Một logo và slogan mới chắc chắn là chưa đủ, mà ngành du lịch thực sự cần một chiến dịch marketing chuyên nghiệp hơn.
LTS: Trải qua nhiều lần thay đổi logo và slogan, cũng như những chiến dịch quảng bá tương đối rầm rộ trên các kênh truyền hình hàng đầu thế giới, dường như Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu và định vị rõ nét trên thị trường du lịch quốc tế. Tại sao chúng ta vẫn chạy dài phía sau các nước bạn như Thái Lan, Malaysia dù tài nguyên du lịch không hề thua kém?
Ngay khi Diễn đàn Kinh tế Việt Nam khởi đăng bài viết về quảng bá cho du lịch Việt Nam, một nhóm SV đến từ Trường ĐH Thăng Long, tâm huyết với ngành "công nghiệp không khói" của nước nhà đã gửi một loạt bài viết đóng góp cho các chiến dịch quảng bá, marketing cho du lịch Việt Nam. Mời quý vị độc giả đón đọc.
Mọi ý kiến trao đổi xin gửi về vef@vietnamnet.vn
Bài 1: Du lịch Việt: "Chạy dài" vẫn "hít khói" Thái Lan?
Trông người mà ngẫm đến ta
Vẫn biết mọi sự so sánh đều là khập khiễng nhưng những gì mà các con số thể hiện lại không khỏi khiến chúng ta...ngỡ ngàng và chua xót. Bởi vì những con số ấy phần nào cho thấy một Việt Nam còn khá non kém về du lịch khi đặt cạnh nước bạn Thái Lan.
Chỉ tính riêng trong 3 năm gần đây nhất là 2007, 2008, 2009, Thái Lan đã thu hút được một lượng khách gấp từ 2 đến xấp xỉ 4 lần so với Việt Nam. Kéo theo đó, tổng lợi nhuận cuối cùng đạt được và mức đóng góp vào GDP thì ngành du lịch Thái Lan cũng vượt hẳn Việt Nam 4-6 lần qua 3 năm kể trên. Đây là minh chứng rõ rệt cho sự thua kém láng giềng của Việt Nam.

Thu nhập từ du lịch và tỉ lệ đóng góp của du lịch vào GDP


2007
2008
2009
Thu nhập từ du lịch (triệu USD)
Tỉ lệ đóng góp vào GDP(%)
Thu nhập từ du lịch (triệu USD)
Tỉ lệ đóng góp vào GDP(%)
Thu nhập từ du lịch (triệu USD)
Tỉ lệ đóng góp vào GDP(%)
Việt Nam
3,497
4,9%
3,767
4,3%
4,124
4,3%
Thái Lan
16,667
9,58%
17,646
9,03%
18,815
9,97%
Xét về tài nguyên du lịch tự nhiên, dù rằng diện tích của Việt Nam nhỏ hơn so với một Thái Lan nhưng sự đa dạng về địa hình, khí hậu cũng như hệ động thực vật của chúng ta lại có phần nhỉnh hơn hẳn. Nhưng, Thái Lan lại có được sự giàu có và dồi dào ngang ngửa với Việt Nam về tài nguyên du lịch văn hóa (bao gồm các yếu tố như di tích lịch sử, lễ hội, văn hóa, truyền thống...).
Thế nhưng tại sao Việt Nam lại thua kém Thái Lan nhiều đến vậy trong khi cả hai nước được nhận định là có tiềm năng du lịch khá tương đồng? Có lẽ câu trả lời nằm ở sự thông minh trong hoạch định chiến lược marketingvà sự linh hoạt trong cách vận dụng những chiến lược ấy vào tình hình thực tế qua mỗi giai đoạn.
Vui vẻ "móc hầu bao" của khách
Lợi dụng sự tò mò của du khách, Thái Lan xây dựng những vũ đoàn lớn với dàn diễn viên chuyển đổi giới tính ít khả năng múa hát nhưng giỏi... tạo dáng chụp ảnh và thu tiền khách du lịch. Doanh thu thật sự không nằm ở những màn biểu diễn đơn điệu, ít tính nghệ thuật của dàn diễn viên hạng C mà ở những phút chụp hình đáng giá 30 bath/lần với khách du lịch. Diễn viên chuyển đổi giới tính ở Thái Lan không ngần ngại trút bỏ xiêm y để "làm màu" cho những tiết mục nghèo nàn và cũng không ngại ngùng nhắc du khách trả tiền song phẳng sau mỗi lần chụp hình cùng họ.
Không chỉ dùng thủ thuật khơi gợi trí tò mò để kiếm tiền, Thái Lan còn "móc hầu bao" của du khách bằng việc phục vụ tận tình đến mức không thể chối từ. Đặt chân đến các khu du lịch và vui chơi của Thái Lan, du khách đều được các tay săn ảnh chụp hình lia lịa và chỉ vài phút sau, hình của họ đã có trên các loại đĩa, khung ảnh hay logo kỉ niệm ở cửa ra vào. Lấy hay không là tùy nhưng rất nhiều du khách sẵn sang chi ra 100 bath để có được một kỉ niệm độc đáo cho mình.
Các khu mua sắm của Thái Lan luôn đông nghẹt khách.
Ngoài ra, đến đây, du khách còn bị nghẹt thở với đủ các hình thức khuyến mãi mua sắm. Mua sắm ở Thái Lan có đủ mọi mức giá cho tất cả các đối tượng nhưng điều độc đáo là khi mua  xong một thứ ở cửa hàng này, du khách lại được tặng một phiếu giảm giá 5% ở một cửa hàng khác, và cứ thế, cứ thế, du khách bị lôi kéo vào vòng xoáy mua sắm cả ngày...
Tất cả chiêu thức kể trên đó đã lý giải được vì sao trung bình mỗi ngày có khoảng 10.000 -13.000 du khách đến Thái Lan thăm quan, mua sắm. Trong khi đó, ở Việt Nam, những chiêu tiếp thị này phần lớn bị biến thể thành chèo kéo, ép giá và bóp chẹt du khách, làm xấu đi hình ảnh một đất nước thân thiện, hiền hòa và mộc mạc trong con mắt bạn bè quốc tế.
Tìm điểm sáng trong thời khắc tăm tối
Thái Lan luôn linh động trong việc đi tìm kiếm "điểm sáng marketing" trong bối cảnh du lịch thế giới và du lịch trong nước gặp nhiều khó khăn. Nhận định được 3 yếu tố chính tác động đến lượng khách du lịch là sự suy giảm kinh tế toàn cầu, bối cảnh chính trị của đất nước và dịch cúm AH1N1, Thái Lan luôn nỗ lực hết sức để duy trì và vực dậy ngành du lịch.
Hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi chiến lược này là tập trung vào các hoạt động marketing trên mạng, thông qua việc khai thác và sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội mạng Youtube, Flickr, Myspace, Facebook và Twitter. Tất cả những cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp với khách du lịch cũng được thực hiện và đăng tải trên tất cả các trang mạng xã hội nhằm lôi kéo sự quan tâm và bình luận của du khách khắp nơi trên thế giới.
Tiếp theo, Thái Lan thiết kế các chương trình du lịch trọn gói nhằm vào các thị trường gần, các nước láng giềng dựa trên cơ sở tiện lợi và khả năng tiếp cận. Quốc gia này được định vị là điểm đến lý tưởng của các chuyến du lịch ngắn trong vòng 72 giờ đối với Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,  Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Malaysia. Theo đó, Thái Lan dự kiến xuất bản tập gấp hướng dẫn các chương trình tham quan du lịch trong 72 giờ bao gồm các điểm Băng Cốc, Chiềng Mai, Phu Ket, Hua Hin và Pattaya. Một số sản phẩm du lịch chuyên đề như chơi golf, tổ chức đám cưới, tuần trăng mật, chăm sóc sắc đẹp, sức khoẻ,... cũng được chú trọng và đưa vào tour du lịch trọn gói này.
Thái Lan - đất nước của nụ cười. Ảnh: Family
Một mặt, Thái Lan tăng cường công tác marketing thông qua duy trì, phát triển quan hệ khách hàng bằng việc phát hành thẻ thành viên 'Thái Lan Kỳ diệu" dành cho các khách hàng thường xuyên, có sự đồng cảm, yêu mến Thái Lan.
Mặt khác, ngành du lịch nước này lại tích cực đi tìm thị trường mới bằng việc mở những văn phòng đại diện mới ở một số nơi đông dân và tiềm năng như Côn Minh (Trung Quốc), Mumbay(Ấn Độ), Jakarta(Indonesia), thậm chí là Srilanka, Pakistan, Syria, Jordan và Iran. Để khôi phục hình ảnh của mình, Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT) sẽ tăng số lượng và tần suất tổ chức các đoàn khảo sát cho các nhà báo và các hãng lữ hành để nhấn mạnh sự an toàn về an ninh và hợp lý về giá cả. Đây cũng là hoạt động phục vụ cho chiến dịch "Thái Lan - Giá rẻ ngạc nhiên".
Đồng thời, để bù lại lượng khách du lịch nước ngoài suy giảm, Thái Lan còn chuyển hướng thúc đẩy du lịch nội địa thông qua việc ủng hộ các chương trình quảng bá của các hãng lữ hành nội địa và các sự kiện du lịch trong nước. Các khách sạn đưa ra nhiều chương trình giảm giá đến mức thấp nhất dành cho người dân Thái Lan. Chính phủ thậm chí đã kéo dài kỳ nghỉ để khuyến khích người dân đi du lịch.
Họ cũng giảm phí dịch vụ đậu máy bay và cho các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong ngành du lịch vay lãi suất thấp. Hãng hàng không giá rẻ AirAsia bán vé đi từ Bangkok đến các điểm tham quan khác trong khắp nước Thái Lan với giá không tới 10 đô la Mỹ cho mỗi chuyến đi từ sau tháng 10 - 2009. Hãng Thai Airways dành cho khách du lịch đến từ châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và New Zealand một vé khứ hồi miễn phí cho đường bay nội địa từ nay đến hết tháng 10.
Các khu mua sắm hào nhoáng nhất ở Bangkok giảm giá từ 20-70% cho nhiều mặt hàng. Các khách sạn cao cấp thay vì giảm giá phòng lại đưa ra nhiều ưu đãi cho khách lưu trú như tặng phiếu giảm giá dùng trong quán bar, nhà hàng, miễn tiền thuê phòng đêm thứ hai hay đưa ra gói dịch vụ ưu đãi trọn gói gồm chơi golf, chăm sóc da trong 80 phút cùng với hai đêm nghỉ chỉ khoảng 1.200 đô la Mỹ cho hai người.
Ngoài ra, Thái Lan còn chọn cách quảng bá truyền miệng qua những khách du lịch có thiện chí và những người Thái Lan sinh sống ở nước ngoài. Đặc biệt, TAT còn mời các nhân vật nổi tiếng đến du lịch tại đây và tranh thủ cơ hội quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng khi có sự kiện này diễn ra. Vừa qua, sự xuất hiện của Nichkhun Horvejkul - thành viên nhóm nhạc nổi tiếng 2PM (Hàn Quốc) với vai trò hướng dẫn viên du lịch cho hơn 200 fans hâm mộ tại Phuket - Thái Lan cũng đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của hàng triệu người. Ngôi sao này đã thu hút được rất nhiều giới trẻ khắp châu Á tới Thái Lan.
Một lý do quan trọng nữa để ngành du lịch Thái Lan có được sự thành công như hiện nay là nhờ sự quan tâm, hỗ trợ hữu ích và kịp thời từ phía chính phủ nước này. Chính phủ Thái Lan đã có một số động thái hết sức tích cực như  miễn thị thực cho khách du lịch, giảm chi phí hạ cánh và chi phí đậu xe tại sân bay đồng thời cung cấp bảo hiểm giá trị 10.000 đô la cùng phụ cấp và dịch vụ y tế miễn phí cho bất cứ ai bị thương do bạo động và biểu tình. Chính phủ Việt Nam cũng đã trích ngân sách để hỗ trợ cho ngành du lịch mỗi năm hàng trăm tỷ đồng nhưng  có lẽ vẫn cần lắm những chính sách, luật định hợp cảnh và hợp thời.
Ở phần tiếp theo, nhóm Marketing Du lịch sẽ đề xuất định vị và chiến lược quảng bá cho du lịch Việt Nam trong các năm tới.
(Nhóm SV gồm Liên Hương, Bích Ngọc, Ngọc Sáng, Ngọc Tú, Minh Ngọc, Mỹ Hạnh, Lê Ngân dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Tuấn Anh)

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

Logo các hãng oto

Giải mã logo của các hãng xe nổi tiếng

Nay đi trên đường, thấy một cái xe hơi 4 chỗ ngồi thiết kế rất đẹp, nó rất thanh lịch, không hầm hố như mấy chiếc siêu xe mình hay nhìn. Nó trắng muốt, cái đèn hậu thiết kế chấm chấm vuông rất nhấn ở đằng sau xe. Mình nhìn thấy cái logo có 4 cái vòng tròn đan vào nhau, cũng đoán là audi nhưng không chắc. Mình nghĩ bụng : Tôi thích bạn rồi đấy! :))
Nếu như trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có câu nói: Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ nói bạn là ai thì trong lĩnh vực xe hơi, cũng có một câu: Hãy nói cho tôi biết logo của bạn, tôi sẽ nói bạn là ai. Vâng, logo gửi đến chúng ta rất nhiều thông điệp về một hãng xe hay một mác xe nào đó. Nhưng bằng cách nào và tại sao người ta lại tạo ra những logo cho mác xe của mình?

Hãy cùng chúng tôi khám phá câu chuyện về logo xe hơi mà chắc chắn trong cuộc sống bạn chưa bao giờ được biết.
ALFA ROMEO
Năm 1915, Nicola ROMEO nắm quyền điều hành Alfa (được thành lập vào năm 1910, tên đầy đủ là Anonima Lombardo Fabbrica Automobili). Logo của Alfa Romeo chính là vũ khí của thành phố Milan thời đó: một chữ thập đỏ trên nền trắng và một con rắn đầu rồng nuốt huy hiệu VISCONTI.
logo cac thuong hieu noi tieng
AUDI
Năm 1899, Auguste HORCH thành lập một xưởng mang tên ông. Đến năm 1909, ông rời bỏ vị trí lãnh đạo. Do bị nhiều người phản đối việc lấy họ của mình để đặt cho xưởng mới, Auguste đã phải đổi tên xưởng thành AUDI (trong tiếng latin là Nghe), HORCH xuất phát từ một từ “hören” (trong tiếng Đức cũng là Nghe). Như vậy, dù đổi tên từ HORCHE sang AUDI thì ý nghĩa của nó cũng không thay đổi. Và 4 vòng tròn trên logo của AUDI là sự hợp nhất giữa các mác xe AUDI, DKW, WANDERER và HORCH.
Giai ma logo cua cac mac xe
Sự hợp nhất của 4 mác xe AUDI, DKW, WANDERER và HORCH
BMW
Năm 1919, một xưởng sản xuất động cơ máy bay được xây dựng ở Đức nhưng sau đó, hiệp ước hòa bình được ký kết và xưởng này bị cấm hoạt động. Năm 1919, xưởng này được đổi tên thành Bayerische Motoren Werke (viết tắt là BMW) và chuyển sang sản xuất ôtô. Biểu tượng của BMW là một chiếc cánh quạt được cách điệu hóa với hai màu xanh lam và trắng. Từ đó đến nay, logo này không hề thay đổi.
Giai ma logo cua cac mac xe
CITROEN
Năm 1914, André CITROEN điều hành một xí nghiệp sản xuất những lon chữ V ngược (của quân nhân), do chính ông sáng tạo ra. Khi thành lập xưởng sản xuất ôtô, ông đã dùng họ của mình để đặt cho xưởng và lấy hình những lon chữ V ngược để làm logo của mác xe CITROEN.
Giai ma logo cua cac mac xe
FERRARI
Nền vàng của chiếc logo FERRARI chính là màu sắc đặc trưng của thành phố Modène. Còn chú ngựa chiến lồng lên là chiến lợi phẩm do một người bạn của Enzo FERRARI (ông chủ của FERRRI) chính là một phi công lái máy bay tiêm kích đã bắn rơi một chiếc máy bay của Đức mang về tặng cho ông. Và Enzo đã lấy chú ngựa làm biểu tượng cho mác xe của mình.
Giai ma logo cua cac mac xe
Giai ma logo cua cac mac xe
FIAT
Logo của FIAT (Fabbrica Italiana Automobili de Torino) được tạo ra vào năm 1968 với 4 chữ cái F, I, A, T trên nền xanh lam. FIAT được thành lập vào năm 1899 và chỉ đến năm 1968 mới có một logo thực sự là đặc trưng của riêng mình.
Giai ma logo cua cac mac xe
Giai ma logo cua cac mac xe
Giai ma logo cua cac mac xe
FORD
Được Henry FORD thành lập vào năm 1903, kể từ năm 1927, mác xe này đã có logo chính thức là chữ FORD được bao quanh bởi hai hình elip đồng tâm và trên nền màu xanh lam. Cần phải nói thêm rằng, màu xanh lam và màu trắng là những màu đặc trưng của nước Mỹ.
Giai ma logo cua cac mac xe
Giai ma logo cua cac mac xe
HONDA
HONDA được Soichiro HONDA thành lập vào năm 1948 và bắt đầu sản xuất ôtô vào năm 1964. Với nhánh sản xuất ôtô, logo của HONDA chính là một chữ H được cách điệu hóa trên nền trắng.
Giai ma logo cua cac mac xe
JAGUAR
Năm 1935, hãng xe Swallow Sport đổi tên thành JAGUAR. Lúc đầu, logo của Swallow Sport Company là hai chữ SS, sau đó được thay bằng biểu tượng một con sư tử há miệng rất to (khi đã đổi tên thành JAGUAR). Ngày nay, JAGUAR có logo là một chú báo đốm của Mỹ.
Giai ma logo cua cac mac xe
Giai ma logo cua cac mac xe
Logo Jaguar sử dụng cho đến ngày nay
Giai ma logo cua cac mac xeGiai ma logo cua cac mac xe
Logo của hãng Swallow Sport và chú sư tử với cái miệng há to
LAMBORGHINI
Mác xe này được Ferruccio LAMBORGHINI thành lập vào năm 1963. Logo của LAMBORGHINI là một chú bò mộng.
Giai ma logo cua cac mac xe
LANCIA
Vincenzo LANCIA thành lập hãng xe của mình vào năm 1906. Logo của LANCIA gồm hai màu trắng và xanh lam với hình ngọn giáo (chính là lối chơi chữ với LANCIA) có gắn một lá cờ trên nền một chiếc vôlăng 4 chấu.
Giai ma logo cua cac mac xe
MAZDA
Năm 1934, Jyujiro MATSUDA đã thành hãng sản xuất xe ôtô mang tên MAZDA. Khi đó, ông chủ của hãng xe này nhận thấy, chữ Tsu trong tiếng Nhật rất giống với chữ Z trong các ngôn ngữ phương Tây nên đã đổi MATSUDA thành MAZDA. Năm 1990, logo của MAZDA là một hình thoi. Đến năm 1997, theo yêu cầu của RENAULT (hãng xe cũng có logo là một hình thoi), MAZDA đã thay đổi logo của mình. Kể từ đó đến nay, chữ M được cách điệu hóa giống như những chiếc cánh chính là logo của MAZDA.
   
Giai ma logo cua cac mac xe
Giai ma logo cua cac mac xe
Giai ma logo cua cac mac xe
Logo Mazda sử dụng cho đến ngày nayLogo của Mazda thời kỳ đầu 
MERCEDES
Mác xe MERCEDES được thành lập từ sự hợp nhất giữa DAIMLER và BENZ vào năm 1926. Đất, không khí và nước tượng trưng cho ba nhánh của ngôi sao. Ba yếu tố này đã được sử dụng để tạo nên logo của MERCEDES (một ngôi sao 3 cánh trong một vòng tròn) và nó không thay đổi cho đến tận ngày nay.
PORSCHE
Biểu tượng được Ferdinand PORSCHE (người thành lập nên hãng xe PORSCHE) chọn lựa, là những chiếc quốc huy của Würtenberg, ở giữa là huy hiệu của thành phố Stutgart, một chú ngựa lồng lên. Mác xe PORSCHE được thành lập vào năm 1949.
Giai ma logo cua cac mac xe
ROLLS ROYCE
Logo Rolls-Royce là một chữ R kép, chính là tên viết tắt họ của hai người sáng lập ra mác xe này vào năm 1904: Charles ROLLS và Henry ROYCE. Lúc đầu chữ R kép này có màu đỏ, rồi được đổi thành màu xanh xanh khi Charles ROLLS qua đời. Cùng với logo này, bức tượng nổi tiếng gắn trên lưới tản nhiệt (ngay bên trên logo) cũng là nét độc đáo riêng của Rolls-Royce.
Giai ma logo cua cac mac xeGiai ma logo cua cac mac xe
TOYOTA
Biểu tượng của TOYOTA mà ngày nay chúng ta vẫn nhìn thấy trên tất cả các mẫu xe của hãng này đã ra đời từ năm 1990. Nó gồm 3 hình êlip được sắp xếp theo 3 hướng khác nhau.
Giai ma logo cua cac mac xe
VOLVO
Hãng xe VOLVO được Assar GABRIELSSON và Gustaf LARSON thành lập vào năm 1927, tại Göteborg, Thụy Điển. VOLVO trong tiếng Latinh có nghĩa là lăn đi. Còn logo của mác xe này là một vòng tròn với một mũi tên ở phía trên bên phải.
Giai ma logo cua cac mac xe
(nguồn  www.saokim.com.vn)


Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2011

Nâng lãi suất tái cấp vốn: Liều thuốc đắng nhưng tác dụng kép

(Vietstock) – Sau quyết định điều chỉnh tỷ giá cách đây 1 tuần, NHNN tiếp tục nâng lãi suất tái cấp vốn thêm 2% lên 11%, mức cao nhất trong 2 năm gần đây. Mục tiêu của đợt điều chỉnh lãi suất này là nhằm ngăn chặn lạm phát và ổn định tỷ giá, hai vấn đề đang gây lo ngại nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất này có thể kích hoạt một đợt nâng lãi suất mới vốn đã rất cao.
Lãi suất chiết khấu và công cụ điều hành thị trường tiền tệ
Để hiểu và đánh giá được những tác động của quyết định điều chỉnh lãi suất của NHNN trước hết chúng tôi làm rõ các khái niệm và phân tích những tác động của công cụ này về mặt đối với thị trường tiền tệ.
Khác với các lần điều chỉnh lãi suất trước đây, NHNN thường công bố lãi suất cơ bản, vốn được người dân quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, hiện tại lãi suất cơ bản hầu như không có tác dụng trong điều hành chính sách tiền tệ. Thực tế, chỉ có lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn mới thực sự là công cụ lãi suất để điều hành thị trường tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTW).

NHTW điều hành cung tiền trong nền kinh tế bằng 3 công cụ cơ bản là Dự trữ bắt buộc, Nghiệp vụ thị trường mở, Phát hành trái phiếu bắt buộc. Cả ba công cụ này đều nhằm mục tiêu bơm - rút tiền trong nền kinh tế để phòng chống lạm phát hoặc kích thích kinh tế. 

Để điều hành chính sách tiền tệ qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTW tăng hoặc giảm lãi suất tái chiết khấu. Qua việc tăng - giảm lãi suất này, NHTW có thể mua - bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở. Thông qua hoạt động mua - bán giấy tờ có giá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và từ đó điều tiết lượng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. 
Những con số lãi suất mà NHTW các quốc gia thường hay công bố chính là lãi suất này. Nếu muốn rút tiền khỏi nền kinh tế, NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu để bán ra các giấy tờ có giá hoặc hạn chế nhu cầu chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng. Ngược lại, muốn bơm tiền vào nền kinh tế NHTW giảm lãi suất chiết khấu.

NHNN thường công bố 3 lãi suất trên website của mình là Lãi suất cơ bản, Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Trước đây Lãi suất cơ bản rất được quan tâm vì nó xác định trần lãi suất cho vay của thị trường. Tuy nhiên, hiện nay công cụ điều hành chính lại là Lãi suất tái chiết khấu và Lãi suất tái cấp vốn.
Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại (NHTM). Ở Việt Nam, NHNN tái cấp vốn cho các NHTM qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay lại dưới hình thức cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn.
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi .

Như vậy, sự khác biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là các tài sản dùng để thế chấp cho việc vay mượn tiền khác nhau. Lãi suất chiết khấu áp dụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Còn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng cho các loại tài sản thế chấp có độ rủi ro cao hơn. Đây cũng là lí do giải thích cho việc lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất tái cấp vốn.


Tăng lãi suất: Kỳ vọng "Thuốc đắng dã tật”
Theo Quyết định số 271/QĐ-NHNN của NHNN, lãi suất tái cấp vốn là 11%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 11%/năm (tăng 2%). 

Như vậy, theo quyết định này thì lãi suất tái cấp vốn là 11%, còn lãi suất tái chiết khấu vẫn giữ nguyên 7% như quyết định trước đó. Ngoài ra, lãi suất qua đêm cũng tăng thêm 2%. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa có đủ số liệu về những khoản vay của NHTM đối với NHNN. Nếu tỷ trọng các khoản vay được áp dụng lãi suất tái chiết khấu lớn còn tái cấp vốn nhỏ thì sẽ tác động không nhiều. 

Tuy nhiên, việc tăng lãi suất này là một thông điệp rõ ràng cho thấy NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất qua đêm sẽ chắc chắn sẽ tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ. Chi phí vốn của ngân hàng sẽ tăng lên đồng nghĩa với lãi suất không thể giảm được.
Quyết định này của NHNN dường như trái ngược với khuyến nghị giảm lãi suất của một số chuyên gia trong nước và quan điểm của một số thành viên Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC). Lãi suất trên thị trường hiện nay được xem là ở mức quá cao, lãi suất huy động tuy bị giới hạn mức trần 14% nhưng lãi suất thực tế có thể cao hơn con số này. Nhiều ý kiến đang rất quan ngại về khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp khi lãi suất quá cao. Kèm theo đó nợ xấu ngân hàng sẽ tăng lên khi nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng trả nợ.

Dù vậy, quyết định nâng lãi suất của NHNN được xem là “liệu thuốc đắng” nhưng được kỳ vọng là sẽ ngăn chặn được lạm phát đang bùng nổ dữ dội. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 đã tăng 1.74%, và tháng 2/2011 cũng được ước đoán sẽ tăng khoảng 2%. Như vậy, 2 tháng đầu năm 2011 CPI có thể tăng gần 4%, làm cho mục tiêu cả năm 7% rất khó giữ.
Không chỉ vậy, áp lực lạm phát đối với nền kinh tế sẽ rất lớn khi giá một loạt các mặt hàng như xăng dầu, điện, than buộc phải điều chỉnh trong thời gian tới. Ngoài ra, giá cả thế giới và điều chỉnh tỷ giá cũng cộng hưởng cùng các yếu tố có thể làm lạm phát bùng nổ trở lại.

Tăng lãi suất đồng nghĩa với sự thặt chặt tiền tệ là một biện pháp cần thiết để ngăn chặn lạm phát. Cái giá của chính sách này là không nhỏ khi có thể tác động rất mạnh tới các doanh nghiệp và ngân hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý là để kiềm chế lạm phát phải cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ và có tính căn cơ khác. Các giải pháp căn cơ đó là phải tăng hiệu quả đầu tư công, giảm thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, xây dựng thể chế kinh tế minh bạch và vận hành hiệu quả. 
Ngoài tác dụng kiềm chế lạm phát thì việc nâng lãi suất của NHNN còn có thể nhắm đến một mục tiêu khác là ổn định tỷ giá. Việc tăng lãi suất đồng nghĩa với đồng nội sẽ có giá trị hơn dẫn đến giảm nhu cầu nắm giữ ngoại tệ. Chẳng hạn nếu lãi suất tái cấp vốn cao thì NHTM thay vì chiết khấu giấy tờ có giá họ sẽ bán ngoại tệ cho NHNN để lấy tiền đồng vì chi phí đối với việc bán ngoại tệ sẽ thấp hơn việc vay vốn từ NHNN. 

Hồ Bá Tình – Phòng nghiên cứu Vietstock