Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

3 nguyên tắc để làm chủ cuộc sống



Tưởng chừng đơn giản nhưng không hề dễ


3 nguyên tắc để làm chủ cuộc sống
1. “You know my name, not my story”
Câu này của anh Jonathan Anthony Burkett, nhà văn trẻ. Nguyên văn là You know my name, not my story. You’ve heard what I’ve done, but not what I’ve been through. Đại ý của câu đó là: Ừ thì bạn biết biết tôi vậy đó, còn tôi vậy đó là như thế nào thì bạn đâu có biết. Bạn không biết những gì diễn ra với tôi, với cuộc đời tôi, sao biết được tôi đã trải qua những gì vân vân.
Câu này là nguyên tắc số 1 để làm chủ cuộc sống. Không phán xét hay đánh giá gì về những điều chúng ta chưa biết, về những người mà chúng ta chẳng biết gì về họ. Mà có biết, cũng không được nhận xét gì hết. Đúng và sai, dở và hay, chúng ta có phải là họ đâu mà biết. Tuân thủ nguyên tắc này, bạn có hai quyền:
- Một: Yêu cầu người khác đối xử với mình như vậy.
– Hai: Đối với những phán xét không căn cứ, chủ quan và tùy tiện thì chỉ cần có một thái độ duy nhất: Kệ.
2. Dũng cảm không phải là không sợ hãi, mà là dám đối diện với nỗi sợ hãi.
Đây là một nguyên tắc và cũng là một bài học lớn. Nếu thấy quen, bạn có thể Google và kết quả có thể là Nelson Mandela hoặc một vài ông nào đó nổi tiếng. Chúng ta đối mặt với nhiều nỗi sợ hãi mỗi ngày. Sợ mất việc, sợ mình không giàu hơn, sợ mình chẳng làm được gì, chẳng đi đến đâu, sợ mình làm phiền lòng người khác, sợ và sợ. Chúng ta sợ rất nhiều. Có cách nào để không sợ không? Không.
Những nỗi sợ đến từ nhiều lý do. Một trong rất nhiều lý do là vì chúng ta bắt đầu sai. Sai ở một điều gì đó. Nhưng sai thì sao? Chẳng sao hết. Sai thì sửa thôi. Điều cần làm là nhìn thẳng vào những sai lầm, những thiếu sót, những điều còn chưa hoàn hảo, chưa đủ tốt để thừa nhận chúng và khẳng định mình sẽ làm tốt hơn. Đối diện với nỗi sợ, gọi thẳng tên gọi của những sai sót để dũng cảm vượt qua.
“Every moment wasted looking back, keeps us from moving forward.” - Hillary Rodham Clinton.
Every moment wasted looking back, keeps us from moving forward.” Mọi phút giây chần chừ lãng phí sẽ ngăn chúng ta tiến bước– Hillary Rodham Clinton.

3. Nói rất dễ nhưng làm như thế nào? Vậy thì hãy bắt đầu từ việc kiểm soát những việc nhỏ nhất.
Bằng cách nào? Bằng cách tập trung vào từng việc mình làm. Từng việc nhỏ, hãy làm thật chỉn chu tỉ mỉ và đặt sự quan tâm của mình vào đó. Nghe phức tạp quá ha. Nhưng lại đơn giản lắm. Ăn cơm thì hãy nghĩ đến việc ăn cơm, đừng nghĩ đến chuyện chiều nay hẹn hò. Chạy xe thì để ý xung quanh, nghĩ về điểm đến và đường đi, đừng nghĩ về công việc. Chỉ vậy thôi nhưng rất khó làm. Vì khó nên người ta mới gọi việc tĩnh tâm, tại mỗi thời điểm nhất định, làm gì thì chỉ nghĩ về việc đó thôi là Thiền. Cái này đi học Yoga cô giáo dạy mới biết he he.
Kiểm soát những cái nhỏ, tập trung cho từng việc nhỏ sẽ giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng bỗng nhiên xui xẻo đua nhau kéo đến cùng lúc, đã nghèo còn mắc cái eo hay kiểu năm nay là năm xui, làm gì cũng xui.
Ba nguyên tắc nhỏ đó thôi mà nói dễ thực hiện khó. Bởi con người chúng ta là những khối mâu thuẫn và tự xung đột. Mẫu thuẫn và xung đột với chính mình. Tuy nhiên, có những thứ cần bắt đầu từ những điều nho nhỏ trước.Ví dụ, hãy bắt đầu từ nguyên tắc số 3.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng

Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus đến và đi. Nếu không lên kịp chuyến thứ nhất, hãy đợi chừng mười phút để đón chuyến thứ hai hoặc thứ ba… Cơ hội kinh doanh chẳng bao giờ hết đối với bất cứ ai.


Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng
Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus đến và đi. Nếu không lên kịp chuyến thứ nhất, hãy đợi chừng mười phút để đón chuyến thứ hai hoặc thứ ba… Cơ hội kinh doanh chẳng bao giờ hết đối với bất cứ ai.

Năm 2010, vượt lên Bill Gates, Caros Slim trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới với tổng tài sản 53,5 tỷ đô la Mỹ, và cũng là người Mỹ la tinh duy nhất trong danh sách top 10 theo xếp hạng của Forbes. “Có thể vượt qua nghèo đói bằng sự trợ giúp của giáo dục và công việc. Nhưng không cần thiết phải dạy con người cách câu cá. Thay vì đưa cho họ con cá một cách đơn giản hay dạy họ cách câu cá thì cần dạy cho họ làm thế nào để bán con cá, để họ có tiền mua những thứ khác”, Slim chia sẻ.

Nguyên tắc hành xử trên thương trường của Carlos Slim là, mua tất cả những cái gì có thể mua được để giành lấy thế độc quyền trong bất cứ một lĩnh vực hứa hẹn sinh lời nào. Điều quan trọng ở đây là không được lầm lẫn khi lựa chọn cổ phiếu.

Carlos Slim Helu: Đừng chỉ dạy câu cá thôi, hãy dạy làm thế nào để bán được cá

Đồng thời, một bí quyết giúp ông thành công nữa đó là tạo dựng các mối quan hệ tốt và luôn nhạy bén với bất kỳ biến động nhỏ của thị trường. Caros Slim nhạy bén đến mức mà người ta cho rằng ông “sờ vào cái gì là cái đó biến thành vàng”.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng (1)
Carlos Slim Helu.

“Sau khi đã có cơ sở vững vàng rồi, hãy tìm mọi cách để mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình”, đó là bài học thứ 3 mà tỷ phú gốc Mexico muốn chia sẻ. Cùng với đó là lối sống giản dị, tiết kiệm và tinh thần làm việc hết mình đã giúp ông thành công. “Hãy loại bỏ những sự dư thừa ngay cả trong những lúc dễ dàng nhất của cuộc đời mình, vì điều này sẽ giúp ta ổn định trong những giai đoạn gặp nhiều khó khăn lớn nhất”, ông nói.

Sheldon Adelson – Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus

Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố làm nghề lái taxi, mẹ ở nhà dệt len, tuổi thơ của Sheldon vất vả hơn rất nhiều so với bạn bè cùng trang lứa. Học hành dở dang, hơn 10 tuổi, cậu bé nghèo chọn nghề bán báo dạo làm kế sinh nhai. Ngoài ra, cậu còn nhận làm đủ mọi nghề khác nhau để kiếm sống. Khi thì bán bánh kẹo, khi thì phát tờ rơi.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng (2)
Tỷ phú Sheldon Adelson.

Ông vươn lên vị trí người giàu thứ ba thế giới vào năm 2006, 2007 và 2008 với gia sản 26 tỷ USD và biệt danh "vua sòng bạc". Vào thời điểm hoàng kim này, mỗi giờ ông thu về lợi nhuận gần một triệu đô la Mỹ nhờ hệ thống casino sang trọng trải từ Las Vegas (Mỹ) đến Macau (Châu Á). Tốc độ làm giàu này chưa tỷ phú nào đạt được. Theo các nhà nghiên cứu khởi nghiệp, con đường đến với thành công của Sheldon Adelson có thể được đúc kết qua các bài học dưới đây.

Luôn tin vào cơ hội mới: Cơ hội kinh doanh như những chuyến xe bus đến và đi. Nếu không lên kịp chuyến thứ nhất, hãy đợi chừng mười phút để đón chuyến thứ hai hoặc thứ ba… Cơ hội kinh doanh chẳng bao giờ hết cả.

Làm kinh doanh phải chặt chẽ: Khi kinh doanh phải nghiêm khắc và chặt chẽ, chúng ta phải kiểm tra và siết chặt từng con ốc thì cỗ máy doanh nghiệp mới vận hành tốt được.

Tập phát triển tầm nhìn: Tầm nhìn của các doanh nhân không phải tự nhiên có mà mỗi người phải học cách phát triển nó bằng cách quan sát, phân tích và dự đoán tương lai của doanh nghiệp mình, sau đó so sánh kết quả và tự hỏi bản thân có thể làm tốt hơn không.

Sẵn sàng đối mặt rủi ro: Nếu không có rủi ro thì sẽ không bao giờ có lợi nhuận cao.

Warren Buffet: Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ

Được xem là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, tỷ phú Warren Buffet cũng luôn coi “tận dụng cơ hội và đi tắt đón đầu” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của ông. Trong thời kỳ kinh tế thế giới khủng hoảng, tỷ phú Warren Buffett đã thực hiện nhiều đợt mua cổ phiếu lớn, qua đó hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. 

5 năm sau, giá trị của các khoản đầu tư này đã lên tới 10 tỷ USD và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đây là một minh chứng cho châm ngôn kiếm tiền ưa thích của vị tỷ phú 83 tuổi: "Sợ hãi khi người ta tham lam nhưng hãy trở nên tham lam khi kẻ khác sợ hãi".

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng (3)
Mạnh dạn đầu tư vào các công ty đang gặp khó khăn giúp Warren Buffett thu về hàng tỷ USD mỗi năm.

Những nguyên tắc đầu tư mà Warren Buffet luôn nhấn mạnh. Nguyên tắc số 1: Đừng bao giờ để mất tiền. Nguyên tắc thứ 2: đừng quên nguyên tắc số 1.

Nguyên tắc kiếm tiền: Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy đầu tư để tạo ra nguồn thứ hai. Nguyên tắc tiêu tiền: Nếu bạn cứ mua những thứ bạn không cần thì sớm muộn gì bạn cũng phải bán những thứ mình cần. Nguyên tắc tiết kiệm tiền: Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm.

Nguyên tắc mạo hiểm: Đừng bao giờ thử độ sâu của dòng sông bằng cả hai chân. Nguyên tắc đầu tư: Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ.

Micheal Dell: Hãy bán cho khách hàng cái mà họ cần, chứ không phải cái doanh nghiệp sản xuất được.

Từ một nhân viên rửa bát thuê với mức lương 2,3 USD/giờ, ông trùm thế giới máy tính - Micheal Dell đã vươn lên trở thành 1 trong những tỷ phú hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua. "Ngay từ khi khởi nghiệp, toàn bộ quá trình kinh doanh của chúng tôi - từ khâu thiết kế, sản xuất đến khâu bán hàng đều được định hướng quanh việc lắng nghe ý kiến của khách hàng, trả lời khách hàng và cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn", Michael Dell cho biết.

Học các tỷ phú bí quyết đầu tư thời khủng hoảng (4)
Hướng tới khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của Micheal Dell.

Cung cấp tận tay khách hàng chính xác những gì họ muốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Dell. Ngoài ra, giá cả cũng là một nhân tố cần chú ý. Thành công của Dell không chỉ xuất phát từ việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất mà còn với mức giá hợp lý nhất. 

"Chúng tôi bắt đầu công việc kinh doanh bằng việc sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Có điều khá thú vị là chúng tôi đã không tiến hành sản xuất hàng loạt vì chúng tôi thấy trước mình sẽ trở thành một khối cồng kềnh và nặng nề trong tương lai, nhưng cơ bản là chúng tôi không có một chút vốn nào để sản xuất hàng loạt", Dell tiết lộ.

“Cố gắng đừng bao giờ tỏ ra là người thông minh nhất trong phòng. Và cho dù bạn là người thông minh nhất đi chăng nữa thì tôi cũng khuyên bạn nên tìm kiếm người thông minh hơn, hoặc chuyển sang một phòng khác. Trong giới chuyên môn, việc này được gọi là xây dựng mạng lưới làm việc. Trong các tổ chức, đó là xây dựng đội ngũ. Và trong cuộc sống, nó chính là tạo dựng các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, và cộng đồng. 

Chúng ta đều là những món quà dành cho nhau, và trong suốt quá trình phấn đấu trở thành một nhà lãnh đạo, tôi đã hiểu ra một điều quan trọng rằng những kinh nghiệm quý báu nhất đều xuất phát từ các mối quan hệ của tôi" – Michael Dell chia sẻ với các sinh viên tại lễ tốt nghiệp Đại học Texas năm 2003.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên trải lòng về triết lý kinh doanh


Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên trải lòng về triết lý kinh doanh
Một ngày trước khi Forbes công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2013, trong đó ghi danh Phạm Nhật Vượngtỷ phú đầu tiên của Việt  Nam, thì Vingroup cũng đạt được thỏa thuận bán tòa nhà Vincom Center A tại trung tâm TP.HCM, với giá 9.823 tỷ đồng. Vincom A là niềm tự hào của Vingroup - tại sao lại bán? Câu hỏi của không ít người đặt ra cho vị Chủ tịch Vingroup.
Nhấp một ngụm trà trong phòng khách tại trụ sở công ty, ông Vượng trả lời: "Mục tiêu của tôi là làm đẹp cho đời. Không quan trọng mình có bao nhiêu tài sản, mà quan trọng là làm sao cho đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước mình một chút. Dĩ nhiên trong chiến lược ấy là thêm lợi nhuận để có thể tiếp tục xây dựng. Cho nên bất kỳ bất động sản (BĐS) nào được giá tốt là mình bán ngay, để có tiền xây cái khác".
Ở Việt Nam, theo đánh giá của ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành công ty tư vấn CB Richard Ellis: "Vingroup thuộc đẳng cấp của chính họ. Họ đang xây dựng những dự án lớn nhất nước. Họ liên tục tìm kiếm nhân tài và ý tưởng mới, trong một hoàn cảnh rất khó khăn.
Trong tình hình thị trường hiện nay, khi hầu hết những người khác phải dừng lại thì Vingroup vẫn tiếp tục làm."Kể từ khi đầu tư về Việt Nam trong suốt hơn 10 năm qua, những bước đi của Vingroup đã phần nào thể hiện quan điểm đầu tư trên: liên tục xây dựng, bán, xay dựng tiếp. Tốc độ phát triển kinh ngạc của Vingroup khiến các nhà đầu tư BĐS quốc tế đặt Vingroup ngang hàng với những nhà phát triển BĐS hàng đầu trong khu vực.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên trải lòng về triết lý kinh doanh (1)

Khởi đầu bằng dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp tại đảo Hòn Tre, Nha Trang, Vingroup hiện nay đã tạo ra được 4 thương hiệu và dòng sản phẩm chính. Vinpearl, với những khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp trên toàn quốc, là phần đầu tư Vingroup ít khi bán đi sau khi xây xong, mà thường giữ lại để khai thác tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên. Vincom, thương hiệu phát triển các dự án BĐS phức hợp thường bao gồm cả nàh ở, văn phòng, khu mua sắm giải trí.
Hai thương hiệu còn lại, Vinmec và Vinschool là hai dòng sản phẩm trong lĩnh vực y tế và giáo dục, mang nhiều khát vọng xã hội hơn là lợi nhuận. Ít nhất là vào thời điểm này, khi Vingroup vẫn đang trong quá trình đầu tư và trợ giá cho các dự án bệnh viện cao cấp và trường học mà họ đang xây dựng.
Một điểm chung là các thương hiệu đều được bắt đầu bằng "VIN" - chữ viết tắt của Việt Nam, thể hiện một khát vọng khác mà Phạm Nhật Vượng thường chia sẻ với những người thân cận, là góp phần để Việt Nam có thể "ngẩng mặt với thế giới."
Vingroup không miễn nhiễm với những khó khăn chung của nền kinh tế, mà cụ thể là thị trường BĐS đang chìm đắm trong nợ xấu và thiếu thanh khoản. Tính đến cuối tháng 5/2013, Vingroup nợ gần 20.000 tỷ đồng, bao gồm cả các khoản huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các khoản vay tín dụng.
Điểm khác biệt với nhiều doanh nghiệp khác là công ty này không có nợ xấu: theo báo cáo tài chính Vingroup, các khoản vay cho đến nay đều được trả đúng hạn. Vingroup còn nhiều tài sản chưa thế chấp, nên việc mua bán diễn ra khá thuận lợi và nhanh chóng, như trường hợp bán tòa nhà Vincom Center A. Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá khá cao khả năng bán được dự án của công ty này.
Trong hoàn cảnh thị trường chung hiện nay, việc bán Vincom Center A giúp tạo dòng tiền để công ty trả nợ và tiếp tục đầu tư dự án mới. Trong năm qua, bên cạnh việc huy động được hơn 300 triệu USD từ nguồn trái phiếu, Vingroup còn có thêm nguồn tiền từ bán căn hộ ở các dự án, chủ yếu từ năm 2011, để tiếp tục xây dựng.
Tuy nhiên, ông Vượng cũng nhìn nhận thanh khoản trên thị trường là vấn để lớn nhất. Thị trường BĐS đã đóng băng gần 2 năm qua. Trong năm 2013, Vingroup sẽ hoàn tất 2 dự án lớn ở Hà Nội là Times City và Royal City. Mặc dù vẫn còn sản phẩm (Vingroup còn giữ tồn kho khoảng 30% tại Royal City, 6% của phần 1 dự án Times City), ông Vượng đã ngưng không tung ra bán trong vòng hơn một năm qua, tránh tạo áp lực cung cho thị trường.
Ông chọn giải pháp chuyển số căn hộ còn lại thành căn hộ cho thuê hạng sang. Ông nói: "Quan điểm của tôi là nhất định không làm loãng giá. Tôi thà đi vay tiền, thậm chí bán những tài sản khác để cấp dòng tiền, hoặc chấp nhận bán cổ phần... Tôi chấp nhận thiệt hại về mình để không gây thiệt hại cho khách hàng đã mua sản phẩm của mình."
Trong khi có những quan điểm rằng giá BĐS sẽ còn tiếp tục rớt mạnh, ông Vượng cho rằng giá nhà ở, đặc biệt là các dự án không thuộc dạng nhà ở xã hội sẽ khó có thể xuống giá quá thấp so với giá gốc, nhất là trong khi các yếu tố đầu vào vẫn tăng giá. Việc không tung ra sản phẩm mới thể hiện quyết tâm giữ giá này.
Bên cạnh 12 dự án đã hoàn thành, 3 dự án đang xây dựng và sẽ hoàn thành trong năm nay, Vingroup còn khoảng 16 dự án khác trong quá trình chuẩn bị. Tuy đã ngưng việc đưa sản phẩm mới ra thị trường, nhưng Vingroup luôn chuẩn bị một tư thế sẵn sàng để khi thị trường có dấu hiệu khởi sắc là khởi động ngay.
Trong khi nhiều doanh nghiệp BĐS đang xoay sở thoái vốn hoặc chỉ còn ngoi ngóp thở, đội quân Vingroup đang rà soát và tìm cách mua lại những dự án khác. Vingroup vừa mua lại một dự án trung tâm thương mại tại Đà Nẵng của Vina Capital, một động thái trong chiến lược lâu dài của ông Vượng.
Giờ đây, khi bi quan vẫn là tâm trạng chung bao trùm lên nền kinh tế, ông Vượng là một trong số ít doanh nhân có suy đoán lạc quan cho rằng tình hình kinh tế đang đi theo chiều hướng tốt hơn. Một số nhà đầu tư nước ngoài có lẽ cũng chia sẻ quan điểm này với ông Vượng.
Ngày 29/5, quỹ đầu tư tư nhân Warburg Pincus công bố thỏa thuận đầu tư 200 triệu USD để lấy khoảng 20% trong Vincom Retail, một công ty con của Vingroup chuyên về quản lý và vận hành các trung tâm thương mại. Thỏa thuận đầu tư này, cộng với số tiền bán Vincom Center A đã tạo ra một khoản vốn lớn, gần 700 triệu USD cho Vingroup.
Ở tuổi 45, Phạm Nhật Vượng trông trẻ trung, sung sức, thậm chí có phần quá hăng, nếu bạn có điều kiện quan sát ông tranh bóng với nhân viên ở vị trí tiền đạo tại sân bóng đá mini của Vingroup tại Vincom Village. "Mình đang ngon như thế này mà người ta bảo mình bị ung thư!" ông hóm hỉnh nói khi được hỏi về những lời đồn đoán.
Trực diện, ông Vượng là người điềm đạm, nhưng thẳng thắn khi bày tỏ quan điểm. Khi PV đặt câu hỏi về một loạt những tin đồn, bao gồm từ nguồn gốc tài sản, đến việc kinh doanh mang tính  "Mafia" được gắn cho những doanh nhân trở về từ Đông Âu, đến tin đồn ông "bị thủ tiêu" khi ông ít xuất hiện ở các sự kiện công cộng, ông Vượng nói: "Tôi cứ tập trung vào việc của mình thôi".
Trong một câu trả lời khác về vấn đề tương tự, ông bày tỏ: "Có thể hình dung là để có được những doanh nghiệp Việt Nam lớn, đàng hoàng là nhu cầu của xã hội, nhu cầu của những người tử tế. Còn người xấu chỉ muốn đạp cho doanh nghiệp ấy chết".
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên trải lòng về triết lý kinh doanh (2)

Quê ở Hà Tĩnh, Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 và lớn lên tại Hà Nội, trong một gia đình có 3 anh em. Cha ông là bộ đội, phục vụ trong lực lượng phòng không trong những năm chiến tranh. Gia đình sống trông khu tập thể quân đội ở Trung Tự.
Những năm khó khăn thời bao cấp, mẹ ông phải mở quán nước chè vỉa hè và nuôi các con ăn học. Khi đỗ điểm cao vào trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và được chọn đi du học ở Nga năm 1987, Vượng kể, ông không có mơ ước lớn lao gì, "lúc đó chỉ muốn phụ giúp gia đình".
Năm 1992, sau khi tốt nghiệp Kinh tế địa chất tại Moscow, Vượng cưới Phạm Thu Hương, người yêu từ suốt mấy năm đại học, rồi cặp vợ chồng trẻ quyết định đến Kharkov, Ukraine sinh sống. Đó là lúc Liên bang Xô Viết sụp đổ và nước Nga rơi vào vòng xoáy lộn xộn của giai đoạn tư bản hóa dưới thời Yeltsin. Nước Nga đói nghèo kiệt quệ, nhưng Việt Nam cũng vẫn đói nghèo khó khăn. Ukraine, trung tâm công nghiệp một thời của liên bang trở thành đất lành của vợ chồng ông, vì tỷ lệ tội phạm thấp. "Ở Nga lúc đó thì tội phạm làm chủ, còn ở Ukraine thì ít nhất cảnh sát làm chủ", ôngVượng kể.
 Đây cũng là lúc bắt đầu câu chuyện khởi nghiệp mỳ gói huyền thoại của Phạm Nhật Vượng. Vay mượn được số tiền trị giá khoảng 10.000 USD, ông Vượng mở một nhà hàng tại Kharkov mang tên Thăng Long. Sau đó, ông về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ, quay tay đưa sang Ukraine và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa. Sản phẩm của Technocom, doanh nghiệp của ông Vượng thành lập năm 1993 hoàn toàn xa lạ với Ukraine nhưng lại nhanh chóng được đón nhận.
Trong mấy năm liên tiếp, Technocom nhập dây chuyền mỳ ăn liền từ Việt Nam và Đài Loan, liên tục mở nhà máy mới mà không đủ sản phẩm để bán. Thời điểm rất thuận lợi, người dân Ukraine đói, nhiều cửa hàng thiếu vắng sản phẩm đến mức mượn thêm những thùng Minavi rỗng để trưng trên kệ cho hấp dẫn.
Sau mỳ ăn liền, Technocom sản xuất bột canh và bằng các chiêu tiếp thị mới lạ với người bản địa đã thuyết phục được những bà nội trợ Ukraine. Sản lượng tăng mạnh, muối thậm chí được chở về bằng tàu thay cho xe tải để giảm chi phí. Như bất kỳ doanh nghiệp mới khởi nghiệp nào khác, ông Vượng gặp những khó khăn về vốn đầu tư. Thời gian đầu, ông vay mượn gần 100.000 USD từ một số bạn bè người Việt là kinh doanh ở Nga với lãi suất lên tới 8% mỗi tháng. Số vốn này sau vài năm mới trả hết.
May mắn mỉm cười khi ông Vượng vay được nguồn vốn dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ ngân hàng Tái cấu trúc Châu Âu, với lãi suất 12%/năm. Nhờ nguồn vốn này, Technocom có cơ sở để đẩy mạnh sản xuất mỳ ăn liền và bột canh, để trở thành ông vua thực phẩm ăn nhanh của Ukraine.
Cũng trong giai đoạn này, Technocom hỗ trợ xây dựng một trung tâm thương mại lớn của người Việt , quy tụ vài ngàn người Việt đổ về sinh sống tại Kharkov. Ông Vũ Dương Huân, cựu đại sứ Việt Nam tại Ukraine trong giai đoạn 2002 -2006 kể: "Cộng đồng người Việt ở Ukraine lúc đó rất nhỏ, không có vị trí gì. Anh Vượng đã giúp nâng vị trí của cộng đồng người Việt lên. Công ty của anh ấy góp phần phát triển kinh tế của Kharkov. Ngoài ra, anh còn tài trợ, quảng bá hình ảnh Việt Nam ở đấy".
Ông Huân hiện đã trở về Việt Nam và giảng dạy tại học viện Ngoại giao. Ông không giữ liên lạc với "Mạnh Thường Quân trẻ" của cộng đồng Việt ở Ukraine, nhưng vẫn giữ ấn tượng về ông Vượng là một người "có tài và có tâm".
Ông Vượng, một người theo đạo Phật, chia sẻ rằng đầu tư vào BĐS là một cái "duyên". Năm 2001, khi bắt đầu có tiền lời kha khá từ Technocom, ông tính gửi ngân hàng Quốc tế, nhưng lãi suất 0,8% mỗi năm quá thấp khiến ông hậm hực nhớ lại thời khởi nghiệp phải vay mượn lãi suất đến 8%/tháng.
Ông Vượng quyết định đầu tư về Việt Nam và tới Nha Trang, nơi chưa có nhiều nhà đầu tư, ông được các quan chức địa phương chào đón như nhà đầu tư nước ngoài. Quyết định biến Hòn Tre thành khu nghỉ dưỡng cao cấp vào thời điểm đó được coi là "điên" và "ném tiền xuống biển." Sau khi Vingroup xây đường cáp treo vượt biển để nối Vinpearl với đất liền, thì những ý kiến trái chiều đã lắng xuống. Vinpearl hiện là một trong những sản phẩm hàng đầu của Vingroup.
Đây cũng là thời điểm ông Vượng bay qua bay lại giữa Việt Nam và Ukraine, lo việc kinh doanh cả trong lẫn ngoài nước. Quyết định bán Technocom được đưa ra bất ngờ. Đã nhiều năm, Nestle gạ mua lại Technocom ở Ukraine nhưng ông Vượng luôn từ chối. 
Cho đến năm 2009, ông quyết định bán công ty để tập trung toàn lực về trong nước. Ông kể: "Khoảng 2008 có vụ máy bay Airbus 300 của Air France bị rơi xuống biển không tìm được. Tôi nghĩ, mình cũng bay suốt như vậy, nhỡ máy bay rơi không tìm được thì có phải khổ vợ con không? Lúc ấy trong nước cũng nhiều việc. Tôi muốn làm hẳn mọi việc đến đầu đến đũa".
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên trải lòng về triết lý kinh doanh (3)
Vincom Center A - nơi tập trung các cửa hàng đồ hiệu tại TP.HCM, biểu tượng mới về tiêu dùng.
Ông Vượng ký thỏa thuận không tiết lộ giá với Nestle. Vào thời điểm bán, Technocom có doanh số hàng năm là 150 triệu USD và tỷ suất lợi nhuận lên tới 40-50%. Khoản tiền mặt khổng lồ không được tiết lộ này chắc chắn là một nguồn vốn quan trọng tạo đà giúp ông Vượng đưa Vingroup liên tục phát triển trong bối cảnh nền kinh tế chung đang gặp khó khăn trong ba năm qua.
Ông Vượng được mời đầu tư vào khu đất 183 ha ở Sài Đồng, Hà Nội, nay là dự án Vincom Village cùng tập đoàn Hanel, sau khi tập đoàn Berjaya của tỷ phú Vincent Tan (Malaysia) rút khỏi vào năm 2008.
Dự án Vinpearl Đà Nẵng mua lại từ một nhà đầu tư Ả rập với mức 3 triệu USD (kể cả tiền chi môi giới), thấp hơn nhiều so với số vốn đầu tư trên sổ sách 18 triệu USD của người bán. Dự án Vincom Center A, theo ông Vượng, là món "bia kèm mồi" mà TP.HCM ép nhận sau khi duyệt cho phép Vingroup phát triển trên mảnh đất công viên Chi Lăng (nay là Vincom Center B).
Vincom chi khoảng 2 ngàn tỷ đồng vào năm 2008 cho chi phí giải tỏa trung tâm Eden (tương đương 100 triệu USD), cao gấp đôi so với cho phí dự tính của Saigon Tourist trước đó. Giá đền bù mỗi mét vuông trải từ mức 45 triệu đồng (cho các diện tích trên tầng cao) đến khoảng 300 triệu đồng (20 cây vàng vào thời điểm đó cho các diện tích tầng trệt). Đến nay, khi Vincom Center A trở thành một kiến trúc quan trọng ở trung tâm thành phố thì ông Vượng không còn là chủ của nó nữa. Nhưng điều đó với ông Vượng không quan trọng, vì chỉ cần "xây lên được cái gì đó đẹp cho đời là thích".
Có bao nhiêu tiền là đủ? Đây là câu hỏi không ít người đặt ra cho bản thân, và là câu hỏi phóng viên viết bài này thường đặt cho các tỷ phú. Ông Vượng chia sẻ, trước đây, khi nhà máy mì bắt đầu có lợi nhuận vào năm 1997-1998, lúc đó ông từng nghĩ khi nào mình có 2 triệu USD thì nghỉ làm, đi chơi.
Ông Vượng đã không dừng lại ở 2 triệu USD, và cũng không nghỉ làm việc để đi chơi. Công việc cuốn ông đi và ngày hôm nay, Vingroup là một tập đoàn giá trị khoảng 3 tỷ USD, tuyển dụng hàng ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp.
Ngay cả khi nắm một tập đoàn đồ sộ như vậy trong tay, ông Vượng vẫn làm việc bận rộn hàng ngày, thường xuyên xuống tận các công trường. Ông nói: "bây giờ mình làm vì nhiều lý do khác nhau. Tôi không quan tâm xem được bao nhiêu tiền, mà muốn xây dựng được những công trình đẹp để lại cho đời".
Theo Nguyễn Lan Anh
Forbes Việt Nam

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Buồn...

Hôm nay trời lạnh quá, ở nhà chắc bố mẹ rét lắm... Mình thì chăn âsm đệm êm trên này...
Càng lớn, càng hư...

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Warren Buffett: 'Tôi may thôi'



Warren Buffett: Tôi may thôi
Tỷ phú Warren Buffet đã chia sẻ một quan điểm khá thú vị trong cuộc trả lời phỏng vấn trên Bloomberg
Warren Buffett: Tôi đã nhận ra điều này từ rất lâu rồi. Suy ngẫm về bản thân, tôi thấy mình thực sự may mắn. Tôi sinh ra ở Mỹ. Tỷ lệ chọi là 1/30 đến 40. Tôi thừa hưởng gen may mắn. Tôi đã sinh đúng thời. Nếu tôi mà ra đời hàng ngàn năm trước đây, có thể tôi đã trở thành mồi cho thú dữ vì tôi không thể chạy nhanh cũng không biết trèo cây. Vì thế chúng ta đến được với thế giới này là một điều may mắn.
Phóng viên Betty Liu của Bloomberg: Và ông cũng luôn muốn chắc chắn là con cháu mình cũng được hưởng những may mắn đó.
Warren Buffett: Đúng. Nhưng sinh ra thế nào không quan trọng bằng lớn lên thành người thế nào. Chính chúng ta quyết định mình sẽ trở thành ai. Chúng ta tự quyết không làm một công việc nào đó và cũng tự quyết định mình có thể vượt qua những thử thách của cuộc sống hay không. Nhưng góc nhìn của tôi là, tất cả chúng ta sinh ra đều có quyền bình đẳng nhưng trong dài hạn thì không phải ai cũng có cơ hội như nau. Và tất cả các con tôi phải miệt mài chăm chỉ mỗi ngày nếu có những gì chúng muốn.
May mắn là quan trọng. Nhưng đối xử với may mắn đó thế nào, có tạo ra được thêm may mắn hay không, đó là tùy ở bạn.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Cảm phục

Đặng Thị Hương nhận giải thưởng từ Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine (bìa phải) - Ảnh do nhân vật cung cấp
Đúng 14 năm sau, tháng 11-2013, cô bé ấy đã trở thành sinh viên VN duy nhất và đầu tiên nhận đúp hai giải thưởng danh giá: “Sinh viên quốc tế xuất sắc năm 2013 bang Victoria” và “Sinh viên quốc tế xuất sắc của năm 2013 do Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine trao tặng”.
92 cây số của nghị lực
"Tôi ý thức rằng thành công không phải là đích đến mà là cảm giác đi qua mỗi chặng đường nên mình sẽ không bao giờ được phép ngừng cố gắng, nỗ lực"
ĐẶNG THỊ HƯƠNG
Đó là quãng đường từ nhà Hương ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đến Hà Nội, chặng đường mà mỗi năm hai lần vào dịp tết và giỗ bố, cô bé ôsin gầy gò ấy mới được chủ cho phép về. Mẹ trở dạ sinh Hương cũng ở ngay xó nhà. Một mái nhà tươm tất trở thành giấc mơ rất xa xôi. “Những ngày mưa xối xả, cả nhà vừa chui xuống gầm giường vừa nơm nớp sợ lỡ nhà đổ đè chết cả. Mẹ chạy vạy mãi mới xây được cái nhà nửa tường gạch nửa đắp đất” - Hương kể về ngôi nhà của mình.
Chỉ có Hương khỏe nhất nhà còn đỡ đần được cho mẹ chứ anh và em gái bệnh liên miên. Biết mẹ định cho mình nghỉ học từ lúc vừa bước vào lớp 7, suốt năm ấy Hương chỉ mong từng ngày trôi thật chậm, mơ một điều kỳ diệu. Hương kể mẹ nghe ước mơ làm cô giáo dạy văn, mẹ không nói gì nhưng sáng ra thấy gối mẹ ướt đẫm. Hương đã thôi không mặc đồng phục, cũng không dùng dằng nữa hôm khai giảng lớp 8 mà theo mẹ ra đồng, bắt đầu bài học với hạt lúa, với nắng mưa bạc mặt của trường đời.
Bám ruộng cũng không đủ ăn, bệnh của bố trở nặng, Hương xin mẹ ra Hà Nội làm ôsin. Bơ vơ giữa đô thị phồn hoa, Hương xin vào chăm con cho một gia đình giàu có với tài sản duy nhất là những bài hát ru trẻ con được mẹ dạy. Làm quần quật cả ngày, mặc những lời chì chiết, chửi mắng của chủ nhà, mỗi tháng cô có được 150.000 đồng gửi về cho mẹ.
Nhưng khát khao đi học trong cô chưa bao giờ biến mất. 18 tuổi, Hương đi học lớp 8 chương trình bổ túc tại trung tâm giáo dục thường xuyên và bị đuổi việc. Không tiền, không chỗ ở, Hương ở nhờ dưới gầm cầu thang một khu ổ chuột vừa kê đủ cái giường gãy chân. 2g sáng thức dậy thổi xôi đi bán, rồi đi lau nhà thuê, chiều đi bán bánh các loại, tối học xong lại bán bánh đến nửa đêm. Những giấc ngủ vỏn vẹn hai tiếng mỗi ngày cứ chập chờn, co ro một mình, có khi bị phủ bụi mờ vì người ta lên xuống cầu thang. “Lúc đó tôi chỉ nghĩ điều duy nhất là nếu tôi ngừng lại, anh trai và em gái chắc chắn phải nghỉ học, ruộng của mẹ làm sao đủ được nên mình không bao giờ được gục ngã” - Hương nói.
Chạm vào giấc mơ Lọ Lem
Năm 2006, Hương thi đậu vào KOTO - một doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ đường phố với quy trình tuyển chọn khá gắt gao khi vừa tròn 20 tuổi. Theo học ở KOTO, Hương quyết tâm hoàn tất chương trình phổ thông. Vào KOTO, Hương tự ti, mất niềm tin và luôn tránh mọi người. Biết điều này, anh Jimmy Phạm - người bảo trợ cho các bạn ở KOTO - đã lắng nghe và trò chuyện với Hương suốt 30 phút. “Từ lúc lên Hà Nội đây là lần đầu tiên có một cánh cửa không đóng sầm lại trước mặt mình” - Hương chia sẻ.
Sau lần ấy Hương mở lòng, mày mò làm quen với tiếng Anh. Hương được nhận vào làm tại khách sạn InterContinental Hồ Tây, rồi quay về làm nhân viên KOTO giúp lại trẻ đường phố. Giám đốc marketing KOTO Nguyễn Tuyết Trinh nhận xét: “Khả năng nắm bắt công việc của Hương nhạy bén dù chưa học qua các kỹ năng hay kiến thức chuyên ngành marketing cơ bản nào, luôn mang lại những thành tích đáng ngạc nhiên và cô bé là niềm tự hào lớn của chúng tôi”.
Đang có công việc ổn định, thu nhập tốt, đùng một cái Hương nộp đơn du học ngành quản trị kinh doanh tại Học viện Box Hill (Úc). Gia đình phản đối vì “con gái 25 tuổi nên nghĩ đến việc chồng con thay vì đi học” nhưng Hương vẫn đi. Chuyện học ở Úc không đơn giản nhưng cô tự nhủ “không biết thì học”. Hương thức suốt đêm để học, đưa cả những con tính với thúng gạo, con gà của mẹ ở quê nhà vào bài học kinh tế ở trường khiến giáo sư dạy học phải thốt lên: “Em phải gọi điện về cảm ơn vì mẹ em là thầy giáo kinh tế tuyệt vời nhất”.
Ngoài giờ học, Hương làm bán thời gian cho một khách sạn và làm tình nguyện viên mảng marketing của KOTO quốc tế. Không lúc nào ngơi tay nhưng cuối tuần lại dành cho hoạt động từ thiện gây quỹ giúp trẻ em đường phố VN mà có chương trình Hương đã thu được 10.000 đôla Úc. Những đóng góp ấy cùng với thành tích học tập tốt, Hương trở thành đại sứ sinh viên quốc tế của Học viện Box Hill 2013. Mới nhất là cú đúp hai giải thưởng danh giá mà phần thưởng là suất học bổng toàn phần 20.000 đôla Úc tại ĐH RMIT chuyên ngành kinh doanh. “Tôi muốn tìm hiểu về việc khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội, giải pháp cho các vấn đề liên quan tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” - Hương chia sẻ ước mơ của mình với giọng nói trong trẻo không chút dấu vết của con bé tự ti, lạc lõng giữa phố phường ngày nào...
ĐOÀN BẢO CHÂU

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Chuẩn xác

Hầu hết những mã 1 năm trước mình mua, đều đúng
Nó đều là những mã cơ bản tốt. Và giờ khi thị trường qua khó khăn, thì thị giá nó đã tăng gấp đôi. Nghĩa là 100%!
Nhìn vào số tiền lãi Minh Tâm, cô Thêu có được sau 1 năm gửi tiết kiệm là gì? 10% đó là khi lãi suất tăng cao chót vót
Nhưng bây giờ thì không có chuyện ấy đâu
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán thì luôn có cơ hội! Có lẽ mình có duyên với chứng khoán thật rồi. Và hiện tại công việc tín dụng của mình đang bổ túc đắc lực sự hiểu biết cho mình.
Cái cần làm của mình, là từng ngày, từng ngày đào sâu kiến thức chứng khoán
Rồi một ngày, viễn cảnh của mình sẽ là tự do tài chính, ngồi cafe, đọc phân tích, ra quyết định và tiền sẽ chảy về túi mình
Sẽ không phải làm việc hùng hục, bị người khác đánh giá, chèn ép nữa...
Có thể sẽ không nhiều tiền, nhưng cuộc sống lúc đó thật tuyệt
Ít nhất, mình đã nhìn thấy con đường của mình phía trước, mình cần làm gì, làm như thế nào để đạt được mục tiêu...Không mông lung và mơ hồ nữa....
Hãy cố lên, hãy vẫn cứ "xách nước", chờ đợi cơ hội và nắm bắt... Mình cũng 25 tuổi rồi, phải bắt đầu lo cho mọi người...
Đến độ chín của cuộc đời, mình sẽ phải có vốn kiến thức, kinh nghiệm đủ để có những quyết định không sai lầm
Giờ thì vừa học, vừa hành thôi :) Mình sẽ làm được! Con đường phía trước đầy chông gai!

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Vô tổ chức

Mình cứ thất hứa
Sống không cần biết ngày mai như thế này
Rồi mình sẽ ra sao?
Ngày mai rồi cũng sẽ đến, may mắn chỉ đến với ai chăm chỉ, đạo đức tốt.
Còn mình?
Mẹ ơi, con xin lỗi...mẹ cứ càng lo, càng buồn thì con lại càng thấy có lỗi hơn....
Mày chăng biewst thế nào là hạnh phúc ak?
Nay mày có biết mẹ ốm mệt hay thế nào không?
Chẳng nhẽ m không cần quan tâm ak?
Chán mày quá

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Cố gắng lên nào

Mình lại rơi vào tình trạng ấy rùi. Bắt đầu đày hào hứng, nhưng rồi lại nhận ra mình thật kém cỏi, thua kém với người khác.
Hôm nay buồn lắm, nhưng mà mình lớn rồi. Phải tự chủ cảm xúc chứ, phải biến nỗi buồn thành hành động chứ
Quãng thời gian tồi tệ này rồi sẽ qua thôi
Mình mạnh lắm mà, mình tin là như thế. hi
Cuộc đời còn dài mà... Chưa biết thế nào đâu hêh
Cố gắng lên nhé :)
Phạm Duy

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Tự do tài chính [sưu tầm]


Tự Do Tài Chính Là Gì?




Tự Do Tài Chính - Phát Triển Cá Nhân VN
Ai giàu? Người biết hài lòng. – Benjamin Franklin
Giàu có tài chính và tự do tài chính là hai điều hoàn toàn khác nhau. Khi bạn tách biệt được hai khái niệm này, vô vàn lựa chọn hấp dẫn sẽ mở ra để bạn có một cuộc sống tài chính thoải mái.
Khủng hoảng kinh tế hiện nay đã dạy chúng ta một điều: không có gì là bảo đảm tuyệt đối. Tôi yêu Việt Nam nhưng tôi không yêu Việt Nam Đồng, lạm phát tăng nằm ngoài tầm kiểm soát khiến chi phí cuộc sống của bạn nhảy vọt. Một cơn tinh giảm biên chế đột ngột khiến bạn mất thu nhập, nghèo vẫn phải cho Tèo đi học. Nếu thu nhập của bạn đột ngột biến mất, bạn phải thay đổi ngay lập tức thói quen tiêu dùng hoặc vác gậy và bị gia nhập hội Cái Bang.

Tự Do Tài Chính là gì?

Tự do tài chính là có “đủ” tiền để đưa ra những quyết định trong cuộc sống mà không bị chi phối bởi tiền bạc. Tiền thì anh không thiếu nhưng nhiều thì anh không có mà cần thì anh luôn có. Tiền bạc luôn luôn đóng một vai trò trong cuộc sống của bạn. Một người thiếu tiền sẽ suốt ngày luôn canh cánh nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, không suy nghĩ được gì khác. Bạn trở nên tự do khi tiền bạc không còn là yếu tố thống trị ảnh hưởng đến quyết định của bạn.
Dưới đây là những dấu hiệu chứng tỏ bạn là nô lệ của tiền bạc:
  • Bạn băn khoăn chọn người yêu dựa trên vật chất hào nhoáng thay vì những rung động của con tim.
  • Bạn đắn đo chọn công việc dựa trên mức lương thưởng thay vì niềm đam mê với ngành nghề.
  • Bạn để sự tham lam vô sỉ hay thói tệ lưu manh bần cùng ảnh hưởng cách đối nhân xử thế.
  • Bạn hy sinh sự chính trực để đạt được mục đích tài chính.
  • Bạn làm việc vất vả để duy trì lối sống của mình.
Ở đời chỉ cần có tiền là xong tất!”, không thể tổng kết toàn bộ cuộc sống chỉ bằng câu giản đơn như thế. Cuộc sống không chỉ là bảng cân đối lời-lỗ, mọi quyết định đưa ra không chỉ nên dựa trên lợi nhuận. Tiền bạc không nên là sức mạnh thống trị cuộc đời con người. Nghèo vẫn sạch được, đói vẫn thơm được, không nhất thiết phải phú quý mới sinh lễ nghĩa. “Biết đủ là đủ” là một cách sống văn minh và nhân văn.

Tự Do Tài Chính quan trọng hơn Giàu Có

Tự do tài chính không đồng nghĩa với giàu có. Bao nhiêu là “đủ” tùy vào mỗi cá nhân. Một người có hàng tỷ VND mỗi năm vẫn có thể bị tù túng trong chính “cái hộp” biệt thự của họ, trong khi người khác đạt được tự do chỉ với 50 triệu VND mỗi năm.
Để dễ hiểu hơn, hãy nhìn tự do tài chính dưới góc nhìn của một người cổ đại. Với chàng ăn lông ở lỗ này, thức ăn chính là nguồn tài nguyên thống trị nhiều quyết định của anh. Nếu lương thực khan hiếm, tìm kiếm thức ăn sẽ chiếm lĩnh toàn bộ tâm trí anh. Khi lương thực dư dả, anh ta mới thảnh thơi tận hưởng những thú vui tinh thần khác. Nói cổ đại là nói vui, chứ hiện nay trên thế giới vẫn có 1,000,000,000 người đang phải đối mặt với nạn đói, tức 1/7 người đang đói, và cứ 4 giây thì có một người chết vì đói (1/2 số đó là trẻ em dưới 5 tuổi)…
Với thức ăn, có giới hạn trần cho số lượng bạn có thể tiêu thụ. Khi bạn đạt đủ thức ăn trong kho, tự do khỏi đói khát đã được bảo đảm. Nhưng không hề có giới hạn trần cho tiêu xài tiền bạc. Đó là lý do tại sao ngay cả ở một đất nước nghèo “đội sổ” như Việt Nam hay đất nước giàu có như Mĩ, có nhiều người tự do khỏi đói khát hơn là tự do khỏi tiền bạc.
Giàu có chỉ là một góc của bức tranh tổng thể. Nếu tổng chi vượt quá tổng thu, thì không quan trọng bạn giàu hay nghèo: bạn không tự do gì hơn những người chỉ hưởng lương tối thiểu. Theo đuổi sự giàu có là một mục tiêu đáng trân trọng (miễn là bạn thực hiện bằng cách đóng góp giá trị), nhưng giàu có không bảo đảm cho sự bình an tâm hồn và sự thỏa mãn, vốn thường được đính kèm làm “quà khuyến mãi” khi bạn đạt tự do tài chính.
Một người thường đặt mục tiêu tài chính bằng cách định lượng số tiền kiếm được hoặc số tiền tiết kiệm được. Có được ___ vào ngày ___. Vậy chưa đủ. Suy nghĩ giản đơn này sẽ không giúp bạn đạt được tự do tài chính một cách dễ dàng trừ phi bạn nỗ lực ở tất cả khía cạnh.
Để đạt được tự do tài chính có 3 nền tảng chính:
  1. Ngưỡng chi phí cuộc sống thấp: tối ưu hóa chi phí và sống đơn giản
  2. Thu nhập cao hơn chi tiêu: kiếm nhiều tiền nhất có thể
  3. Tự động hóa tài chính: thu nhập tự động và chi tiêu tự động
Đây là một mục tiêu cực kỳ khó thực hiện. Tuy nhiên bạn không cần đạt 100% tự do tài chính để tận hưởng hương vị ngọt ngào mà nó mang lại. Nuôi dưỡng bất kỳ khía cạnh nào nêu trên cũng sẽ cải thiện cuộc sống của bạn theo chiều hướng tích cực.

1. Ngưỡng Chi Phí Cuộc Sống Thấp

Từ bầy gia súc của anh, chỉ một hai tách sữa,
Từ vựa lúa của anh, chỉ một ổ bánh mì,
Trong cung điện của anh, chỉ một nửa chiếc giường:
Con người có thể sử dụng nhiều hơn? Và liệu anh có sở hữu những gì còn lại?
- Thơ Sanskrit cổ
Ngưỡng chi phí cuộc sống là số tiền tối thiểu bạn cần để hưởng thụ một cuộc sống thoải mái. Một ngưỡng chi phí cuộc sống thấp có nghĩa bạn có thể hoàn toản thỏa mãn chỉ với một ít tiện nghi vật chất. Cường đôla có thể cần 100 triệu mỗi tháng, Dũng vnd có thể chỉ cần 10 triệu. Nếu bạn hết sạch tiền tiết kiệm và giảm thu nhập xuống còn 80%, liệu bạn còn có thể hạnh phúc? Hay bạn sẽ trở thành một người khốn khổ cố gắng thích nghi với mức thu nhập mới?
Có ngưỡng chi phí cuộc sống thấp nghĩa là bạn sẵn sàng hy sinh nhiều hơn để tạo ra những thay đổi lớn. Một anh nhân viên công sở có chi phí cuộc sống tầm 10 triệu tháng. Nếu anh có cơ hội để chuyển sang một nghề anh đam mê, nhưng lương khởi điểm chỉ có 5 triệu, anh sẽ không dám tiến bước. Một chi phí cuộc sống thấp là tự do. Càng ít ràng buộc bởi vật chất chừng nào, bạn càng tự do chừng đó. Dưới đây có 2 yếu tố để giúp bạn có ngưỡng chi phí cuộc sống thấp.
Yếu tố số 1 là kỹ năng giảm thiểu ham muốn của bạn. Khi bạn yêu những gì bạn có thì bạn đã có tất cả. Kinh tế càng khủng hoảng chúng ta càng phải tập sống đơn giản. Warren Buffet từng nói: “Đừng nhầm lẫn chi phí cuộc sống với chất lượng cuộc sốngĐa số chúng ta đều bị tẩy não để ham muốn nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặc đẹp, điện thoại hi-tek, xe hơi sang trọng với niềm tin rằng sở hữu chúng sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn, thành đạt hơn. Nhưng bạn cần tỉnh táo phân loại ưu tiên. Một người có ít tiền vẫn sống thoải mái hạnh phúc được. “Biết đủ là đủ” là yếu tố tạo nên hạnh phúc bền vững hơn là một tài khoản kếch xù.
Yếu tố thứ 2 là tối ưu hóa chi tiêu. Ông bà ta có câu: “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện”. May mắn thay, thời buổi ngày nay có 1001 cách cho một người tiêu dùng khôn ngoan tiết kiệm chi tiêu. Đăng ký groupon giúp bạn thảnh thơi thưởng thức ẩm thực, săn hàng không giá rẻ giúp bạn du lịch bốn phương nhẹ nhàng, mua thời trang xuất khẩu giúp bạn mặc đẹp, thuê phim về nhà thay vì đi xem rạp, đi xe bus thay vì xe máy, ở nhà nghỉ thay vì khách sạn, nấu ăn ở nhà thay vì đi ăn tiệm… Sống tiết kiệm là lối sống tích cực, văn minh, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Hiện nay, tôi đang có thể làm hầu hết những điều tôi muốn. Tôi không hứng thú với xe cộ, điện thoại hay quần áo đắt tiền. Cuộc đời tôi không được xây dựng bằng những cái mác giá. Tôi là một người ham chơi. Nhưng thú chơi của tôi khá đơn giản. Một sáng bình an nghe những bản nhạc kinh điển, thưởng thức trà bên cạnh cuốn sách đọc dở, chơi videogames với anh trai, xem một bộ phim với gia đình, đi thưởng thức ẩm thực với bạn bè… Những thú chơi không tốn kém làm con người tự tin tài chính hơn. Vào những thời khắc đen tối nhất của nền kinh tế, tôi vẫn có thể chơi hoài.

2. Thu Nhập Cao Hơn Chi Tiêu: Kiếm Nhiều Tiền Nhất Có Thể

Nghèo đói sinh ra những xấu xa, lầm than và sở dĩ nghèo đói là vì có nhiều miệng ăn hơn là bánh, có nhiều đầu hơn là óc – Hazlitt
Bạn có đang làm công việc trong mơ của bạn? Với lòng tham cố hữu và những món nợ ngập đầu, con người đang làm nô lệ tự nguyện cho những công việc hút vãi linh hồn. Để thoả mãn ham muốn và sinh tồn qua ngày, bạn phải có công việc với thu nhập càng cao càng tốt, và phải nô lệ cho công việc một cách nghiêm túc. Mất công việc là mất hết.
Thống kê của Visa International về mức độ tiêu xài cá nhân xác định Việt Nam dẫn đầu bảng. Nếu tính theo thu nhập đầu người, người Việt Nam qua mặt cả dân Mỹ về mặt tiêu xài. Dù bạn không muốn nợ tiêu dùng, nhưng người yêu, vợ con và đa số thành viên gia đình sẵn sàng mua sắm dùm bạn. Một vài khoản nợ là đầu tư. Bạn mượn tiền đi học, khởi nghiệp hoặc mua nhà là cần thiết để đạt những mục tiêu quan trọng hơn. Nhưng hầu hết món nợ hôm nay của bạn không liên quan gì đến đầu tư tương lai. Mua một bộ cánh đẹp hơn, chiếc xe hơi ngầu hơn, nhà lớn hơn, ăn ngon hơn. Tiêu thụ hôm nay với cái giá của ngày mai.
Lợi nhuận là thu nhập trừ đi chi phí. Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu mà quan trọng bạn giữ lại được bao nhiêu. Lúc này sự khác biệt giữa giàu có và tự do tài chính rất rõ ràng. Nếu bạn tiêu dùng gần hết số tiền kiếm được mỗi tháng, bạn có thể có một lối sống thoải mái, nhưng bạn chưa đạt được tự do. Để đạt tự do tài chính, bạn phải kiếm nhiều tiền nhất có thể trong khả năng của bạn và chủ động tiết kiệm.
Việc kiếm tiền phụ thuộc vào năng lực tạo ra giá trị và khả năng vận chuyển giá trị của bạn. Bạn càng tập trung phát triển những kỹ năng tạo ra giá trị chừng nào, số tiền bạn kiếm được càng nhiều chừng đó. Bước kế tiếp là bạn tự marketing bản thân để thỏa sức phát triển trong một môi trường thích hợp. Điều này thường đòi hỏi một đòn liên hoàn bao gồm kỹ thuật viết CV, thư giới thiệu, săn việc và phỏng vấn. Với những bạn tự khởi nghiệp, hiểu biết về marketing sẽ giúp bạn kiếm tiền hiệu quả hơn.
Ngụ ngôn Lafontaine về Con Ve và Cái Kiến đã dạy một bài học rất hay về việc chủ động tiết kiệm. Trong khi con ve mãi rong chơi thì cái kiến chăm chỉ làm việc để bỏ vào quỹ tiết kiệm. Sau cùng, cái kiến có thể thảnh thơi nghỉ ngơi trong khi con ve chết tức tưởi dưới cái rét mùa đông. Thay vì bận tâm xem mình có đủ thức ăn không, cái kiến luôn có dư phần trong tủ để thoải mái trùm chăn chơi games vào những ngày đông.
Hãy trả cho chính mình trước. Khi bạn có khả năng bỏ 10%, 30% hoặc 50% thu nhập của bạn vào tài khoản tiết kiệm, bạn đã gia tăng sự tự do lên 10%, 30% hoặc 50%. Bất kể bạn mất bao lâu để đạt được sự do, hãy nhớ rằng bạn đang lao động vì những điều lớn lao hơn là những ngày nghỉ nhàn hạ.

Tự Động Hóa Tài Chính: Không Phải Làm Việc

Rồi đây nhân loại sẽ tới giai đoạn thừa sức sống đến mức không cần ngủ, thừa sinh lực để cùng sống mãi mãi, nhu cầu hôn nhân sẽ được thay thế bởi nhu cầu phát triển tinh thần. Tóm lại nhân loại sẽ là thiên thần cả. – Công Bằng Chính trị, của William Godwin
Trong thế giới lý tưởng của những kẻ giàu tưởng tượng, xã hội sẽ giàu có vật chất vượt trội nhu cầu sinh lý đến mức con người làm việc hoàn toàn vì niềm vui thích lao động thay vì kế sinh nhai. Chuyện này không xảy ra với tất cả mọi người, nhưng sẽ xảy ra với một số ít người có khả năng tạo thu nhập tự động trước. Theo báo cáo Nielsen năm 2012, hiện Việt Nam có khoảng 8 triệu người được xếp vào tầng lớp trung lưu và sẽ còn gia tăng lên 20 triệu trong năm 2010. Khi tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều lên thì thiên đường ở hạ giới của Việt Nam cũng đang tiến dần hơn.
Một mô hình tự do tài chính hoàn chỉnh có nghĩa thu nhập của bạn là tự động: qua lãi suất (ngân hàng, bất động sản), bán bản quyền (sách, âm nhạc), hay sự nghiệp kinh doanh. Nhiều năm qua việc thuê ngoài và tự động hóa đã giúp tôi đạt được một khoảng thu nhập thụ động khá thoải mái. Nếu bạn ngừng làm việc trong khoảng thời gian dài, đời bạn cũng không rẽ ngoặt sang con đường của Cái Bang.
Một cách khác là tạo tài khoản tiết kiệm trị giá 1 năm thu nhập của bạn. Khoảng thu nhập thụ động hoặc tài khoản tiết kiệm này sẽ làm phanh hãm, giữa bạn và những-công-việc-thu-nhập-cao-nhưng-bạn-không-đam-mê.
Cuối cùng, tự động hóa chi tiêu sẽ khép lại trọn vẹn mô hình tự do tài chính của bạn. Nguồn thu nhập tự động thôi không đủ, nếu bạn vẫn phải bận tâm cân đối bảng chi tiêu và trả hóa đơn hằng tháng thì bạn vẫn còn nỗi lo tài chính. Bạn có biết rằng ngân hàng có thể tự động thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước cho bạn? Suốt những năm qua, tôi đã tự động hóa tài chính qua hệ thống ngân hàng, thẻ tín dụng, đầu tư và những bảng cân đối tài chính (You Need a Budget).

Một cuộc sống giàu có và ý nghĩa hơn

Những thứ bạn sở hữu, rồi sẽ sở hữu bạn – Fight Club
Nếu chúng ta giàu đến thế tại sao chúng ta lại không hạnh phúc? – Mihalycsiks Entmihalyi, học giả hàng đầu về tâm lý tích cực
Kinh tế học giả định rằng con người có vô hạn ham muốn. Giả thuyết này hữu ích cho việc vẽ biểu đồ, nhưng thực tế thì ngược lại. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra sau một khoảng tối thiểu nhất định, tiền bạc không còn là nhân tố trực tiếp đến hạnh phúc. Ở một đất nước đã phát triển thịnh vượng như Nhật Bản, có tỷ lệ tự sát cao nhất – 35,000 người/năm = 90 người/ngày. Sự giàu có của kinh tế không quyết định sự giàu có của tâm hồn.
Khao khát vật chất luôn tồn tại. Nhưng nếu bạn xây dựng đủ tự do tài chính thì những khao khát này sẽ không thống trị đời bạn. Những khao khát quan trọng hơn như sức khỏe, không stress, có nhiều thời gian cho bạn bè gia đình, cống hiến cho những việc ý nghĩa và phát triển cá nhân nên có ảnh hưởng lớn hơn đến những quyết định trong cuộc sống của bạn.
Mọi người đều cho rằng phần khó nhất là kiếm được thật nhiều tiền, sau đó mọi thứ sẽ được sắp xếp đúng chỗ. Chắc bạn biết rất nhiều người không hạnh phúc, dù có nhiều tiện nghi vật chất hơn bạn. Chắc bạn cũng biết nhiều người hạnh phúc, dù kiếm ít hơn bạn. Thực ra, tâm lý tài chính của bạn mới là phần cứng đầu hơn cả.
Sau khi bạn thoát khỏi vòng xoay cơm áo gạo tiền, rất dễ bị quyến rũ bởi việc cạnh tranh tài sản hay quá thoải mái với những tiện nghi vật chất. Cuộc vật lộn để đạt được tự do tài chính xảy ra cả ở bên ngoài và bên trong bạn: kiếm đủ tiền và rèn luyện kỷ luật tinh thần để giữ số tiền đó không kiểm soát bạn.
Ngưỡng chi phí sống thấp, tối ưu hóa chi tiêu, kiếm nhiều tiền nhất có thể, tự động hóa tài chính…là những chìa khóa để mở cửa một cuộc sống giàu có và ý nghĩa hơn.


Đọc Bài Liên Quan:

- See more at: http://www.phattriencanhanvn.com/tu-do-tai-chinh-la-gi/#sthash.2OFVgQuR.dpuf

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Giàu có

Nếu không có ý chí, làm sao mình có thể trở nên xuất sắc, làm sao mình có thể trở nên giàu có được?
Mình cần phải làm việc thông minh hơn,  tìm hướng đi cho riêng mình, không thể để người khác ảnh hưởng cuộc đời của mình được

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Suy ngẫm

Một bài viết sẽ free, có thể sẽ dàn trải, nhưng sẽ viết nên những suy nghĩ của mình trong ngày hôm nay
Mai là tròn một năm, mình vào chi nhánh làm việc. Thực ra tính mới chỉ 10 tháng thôi, vì 2 tháng thực tập có làm gì đâu.
Có những thứ thay đổi. Có những thứ vẫn như vậy.
Mọi vật đều thay đổi từng ngày, vì vậy những thứ ít, không thay đổi sẽ ít thôi. Mình sẽ nói cái không thay đổi trước.
Thứ không thay đổi thứ nhất: Đó là không khí làm việc. Chẳng khác gì so với lúc mình vào. Cũng chẳng thân thiện hơn, không khuyến khích tinh thần làm việc. Mỗi người một hướng, nhưng có lẽ đi làm là nó thế, chứ không phải riêng cái chỗ mình làm. Vì vậy, mình cũng ko đặt nhiều kỳ vọng rằng nó sẽ thay đổi theo ý mình. Thích nghi thôi.
Thứ không thay đổi thứ hai:  Bản chất tốt, hiền lành của mình. Nhưng, nó đang bị lung lay dữ dội.
Thứ thay đổi nhiều nhất đó là cách nhìn nhận của mình về cuộc sống này. Tuy cảm giác cuộc sống không bon chen, không cạnh tranh lắm, mức sống không phải ngột ngạt, nhưng mình đang cảm thấy, sờ thấy, nhận thấy cái người ta gọi là "cuộc đời"
Tại cuộc đời này, nó không giống trường học, khi mà đẳng cấp mọi người là khác nhau, địa vị mỗi người là khác nhau. Nó liên quan đến tiền nhiều hơn. Và tất cả mọi thứ đều là lợi ích. Trong cái ngân hàng, nơi mà liên quan tới rất nhiều tiền, nó là sự an toàn của bản thân nữa...
Một năm, thời gian không dài, dẫu biết rằng hiểu được một con người là rất khó. Ngay như mình cũng nhiều lần ước ao, giá mà họ nhìn mình trên phương diện khác, họ sẽ thấy cái khác...tuy nhiên, đó là một suy nghĩ ngu xuẩn. Mình không phải trung tâm vũ trụ.
Nhưng sau một năm làm, mình cũng lờ mờ, gây dựng lên những hình bóng của những con người, đặc điểm tính cách của từng người, từ đồng nghiệp tới khách hàng. Quan sát, đó là cách mà con người buộc phải học để tồn tại.
Đã bắt đầu biết nếm những trái đắng do đồng nghiệp, khách hàng mang lại. Nhiều lúc mình quá ngây thơ, tin tưởng vào người khác, dễ bộc lộ cảm xúc, muốn thân quen với nhiều người. Nhưng ở cái xã hội, tất cả đều xù lông lên để bảo vệ mình, thì những thằng như mình sẽ rất bị đâm những phát rất đau vì những cái gai nhím đó.
Thất tín đó là điều mình rất ghét. khách hàng thất tín, sẽ dẫn đến mình thất tín với người khác. Điều mà mình vô cùng ghét, bản thân, ý thức trách nhiệm của mình không cho phép mình thất tín. Trong mọi trường hợp, mình ghét thất hứa.
Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
Tôi sẽ nhớ tất cả những gì khách hàng, đồng nghiệp mang lại cho tôi. các bạn đã dạy cho tôi những bài học về cuộc đời, cảm ơn các bạn. Tuy giận, nhưng tôi sẽ đứng lên, sẽ mạnh mẽ hơn mỗi lần đứng dậy, sẽ cứng rắn hơn với các bạn. Và một ngày, tôi sẽ dạy lại các bạn bài học về việc coi thường niềm tin người khác dành cho các bạn. Bởi vì niềm tin chỉ trao một lần, khi đánh mất thì không bao giờ lấy lại nữa.
Và các bạn coi thường Ngân hàng, coi thường tôi, coi thường người cho các bạn vay tiền với lòng mong mỏi các bạn làm ăn tốt, phát triển. Và tôi dám cá với các bạn rằng, đó là một điều sai lầm.
Tôi sẽ cứng rắn, mạnh mẽ hơn. Buồn một chút thôi, tôi sẽ đứng lên...
Cảm ơn các bạn...

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Mình chưa đọc về HC, nhưng mình ủng hộ anh này. Lập luận sắc sảo và cương nghị, có bản lĩnh

Huyền Chip đã thể hiện một thái độ hết sức vô lễ, thiếu văn hóa và quan trọng hơn cả là thách thức dư luận. Tôi muốn làm việc này để cho Huyền hiểu được mà trưởng thành hơn", anh Trần Ngọc Thịnh cho biết.

Thời gian gần đây, dư luận đang ồn ào với nghi án cuốn nhật ký kể lại chuyến đi vòng quanh thế giới qua 25 nước của Huyền Chip có sự mập mờ về sự thật.

Ngày 26/9, độc giả Trần Ngọc Thịnh - một chuyên gia tư vấn độc lập cho các dự án phát triển tại Việt Nam - đã gửi kiến nghị tới Cục Xuất bản về việc xem xét tạm đình chỉ phát hành để thẩm định lại nội dung và tư tưởng của cuốn sách hai tập mang tên “Xách ba lô lên và đi” của Huyền Chip.

Chúng tôi đã liên lạc với anh Trần Ngọc Thịnh để tìm hiểu rõ hơn về lý do gửi đơn kiến nghị cũng như quan điểm cá nhân của anh về sự việc liên quan đến nữ tác giả Huyền Chip.

Người kiến nghị dừng phát hành sách của Huyền Chip: "Tôi muốn lật tẩy sự dối trá" 1
Anh Trần Ngọc Thịnh.

Thời gian gần đây, câu chuyện về chuyến đi 25 nước của Huyền Chip đã ít nhiều nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, người đồng tình, người phản đối. Trong khi nhiều người chỉ lựa chọn cách "tọa sơn quan hổ đấu" thì anh lại ra mặt, công khai đưa ra quan điểm mà theo anh là để "lật tẩy sự dối trá" của Huyền Chip. Vì sao vậy?

Vì tôi cho rằng trong đấu tranh để giành lấy công lý và sự thật, không có gì phải sợ hãi, không có gì phải ẩn danh. Tranh luận công khai là biểu hiện của một xã hội văn minh. Đây cũng là một yếu tố đảm bảo văn hóa tranh luận mà tôi đã nói tới trong bài viết của tôi về văn hóa tranh luận của người Việt thông qua sự kiện sách của Huyền Chip. Trong tranh luận, nếu bạn không chính danh, rất dễ bị quy chụp là "anh hùng bàn phím". Việc tôi làm tôi không thấy có gì sai trái mà phải ẩn danh cả.

Anh đã chính thức gửi đơn lên Cục Xuất bản, kiến nghị "tạm đình chỉ phát hành cuốn sách này để thẩm định lại, nhằm đưa ra quyết định xử lý nghiêm minh". Hành động này cùng với một số bài viết trước đây của mình khiến nhiều người tự hỏi không biết anh có hằn học hay thù oán cá nhân gì với cô gái 23 tuổi này không?


Tôi đã trả lời nghi vấn này trên Facebook Page của mình. Tôi xin nói lại là tôi mới biết bạn Huyền Chip từ sau buổi họp báo hôm 19/9/2013 ở Hà Nội nên không có gì là ân oán quá khứ để mà trả thù. Tôi và nhiều độc giả đã rất bao dung khi cho em cơ hội giải thích và trình bày tại 2 buổi họp báo, nhưng bạn Huyền Chip đã thể hiện một thái độ hết sức vô lễ, thiếu văn hóa và quan trọng hơn cả là thách thức dư luận. Việc bạn ấy cố tình thách thức dư luận là điều khiến tôi cảm thấy bất bình nhất. Tôi muốn làm việc này để cho Huyền hiểu được mà trưởng thành hơn.

"Đi 25 nước với 700 đô trong tay", Huyền Chip đã trở thành một hình tượng của giới trẻ về việc dám nghĩ, dám làm. Anh công khai phản ứng như vậy có sợ người hâm mộ của cô ấy ném đá? 

Tôi nghĩ có 2 cụm từ khi nói về Huyền Chip làm những người hâm mộ bạn ấy bị mê muội.

Cụm từ thứ nhất là "truyền cảm hứng". Mọi người cứ thấy truyền cảm hứng là cổ vũ, nhưng sao không hỏi là truyền cảm hứng cái gì? Tôi không phản đối việc đi du lịch khám phá, nhưng hãy nhìn lại đất nước mình. Đất nước còn nghèo, mà chỉ lo hưởng thụ, với đi du lịch, các bạn trẻ không lo học hành, chi lo ăn chơi thì làm sao đất nước khá lên. ​​Nhìn sang các nước giàu có, họ học tập và làm việc chăm chỉ để rồi lúc đó mới đi du lịch, hưởng thụ khám phá thế giới. Đất nước họ giàu có, Tây ba lô với khoản trợ cấp thất nghiệp còn thừa tiền để sống thoải mái ở Việt Nam, còn chúng ta thì sao, chưa lo làm giàu đã lo hưởng thụ. Tôi thấy Huyền Chip đi du lịch khi không có tiền, phải sang đó làm việc chui lủi, rồi phạm pháp chỉ để thỏa mãn cái sự tò mò, thích trải nghiệm của tuổi trẻ thì việc "truyền cảm hứng" đó cần phải soi xét lại.

Cụm từ thứ hai là "dám nghĩ, dám làm". Giống như cụm từ trên mọi người cứ thấy ai "dám nghĩ, dám làm" là thần tượng. Không thấy ai trong số đó tự hỏi dám nghĩ cái gì? dám làm cái gì?  Huyền Chip thừa nhận vượt biên trái phép, rồi cư trú bất hợp pháp ở Malawi, rồi làm việc với visa du lịch không có working permit như thế, toàn là việc phạm pháp nghiêm trọng như thế. Từ khi nào một thanh niên phạm pháp trở thành hình mẫu thanh niên vì dám nghĩ dám làm? Dám nghĩ, dám làm thì nó cũng phải là nghĩ cái gì và làm cái gì chứ? Nếu Huyền Chip dám nghĩ chuyện có ích, dám làm việc có ích cho xã hội thì đáng khen. Đây là dám nghĩ tới việc trốn vé, làm giả giấy tờ, vượt biên để tiết kiệm tiền, để trải nghiệm và dám làm nó bất chấp hậu quả nghiêm trọng thế nào thì có gì để độc giả ngưỡng mộ.

Trong một số bài viết của mình, anh muốn Huyền Chip nhận mình đã không thành thật trong một số đoạn của cuốn sách. Nhưng nhiều người cho rằng, nếu yêu cầu sách phải đúng thực tế 100% là quá cực đoan. Anh nghĩ sao về điều này?

Không, nếu tác giả ghi ngay từ đầu đây là cuốn tiểu thuyết hay có yếu tố hư cấu thì không ai đòi hỏi phải thật. Nhưng tác giả mô tả nó là nhật ký hành trình thì tính chân thực phải đặt lên hàng đầu. Trong sách có nhiều tình tiết rất phi lý. Ví dụ, Huyền Chip bị xe máy chạy 100km/h (làm sao bạn ấy chắc tốc độ xe máy chạy thế) đâm vào gãy ống đồng mà 3 tuần sau có thể chạy nhảy, leo núi thì sự thật là 0% chứ không được nổi 1%. Hoặc là không có trình độ, mới tốt nghiệp cấp 3, sử dụng visa du lịch ngắn ngày, không có kinh nghiệm làm việc, không biết tiếng bản địa mà có thể xin được việc 150USD/tuần ở một nước châu Phi nghèo hơn Việt Nam rất nhiều, với tỷ lệ thất nghiệp đang lên tới 50% thì khó mà tin được. ​​
Người kiến nghị dừng phát hành sách của Huyền Chip: "Tôi muốn lật tẩy sự dối trá" 2
Mạng xã hội đã mang lại cho con người rất nhiều lợi ích, nhưng đi kèm với lợi ích cũng có không ít tác hại. Nhiều người nghĩ rằng anh đang dùng sức ảnh hưởng của mạng xã hội và kinh nghiệm của mình để chèn ép một cô gái trẻ. Anh nghĩ sao? 

Tôi không chèn ép ai cả, cái tôi làm là để tìm sự thật không chỉ riêng tôi mà rất nhiều độc giả mong đợi. Nếu Huyền Chip không ngoan cố, không thách thức thì sẽ chẳng có việc này. Đây là việc vạn bất đắc dĩ. Và cũng xin nói lại cho rõ, đây là một kiến nghị để mời cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ vì tranh luận không thể kết thúc khi Huyền Chip liên tục từ chối. Đây không phải là kiện tụng mà có thể coi là chèn ép. Còn về mạng xã hội, tôi muốn dùng mạng xã hội để có thể truyền đạt thông điệp của mình với mọi người. Quyền lựa chọn là của các bạn, tôi chỉ cảnh báo và đưa ra các lựa chọn mà thôi.​​

Vậy còn những ý kiến cho rằng tìm cách kiến nghị để đánh bóng tên tuổi?

Đây là một nhận xét có tính quy chụp, phán xét mà tôi cho rằng nếu họ không đưa ra dẫn chứng gì cụ thể thì tôi không có việc gì phải đi thanh minh với những người này.

Có thể nhận thấy anh là một trong những người đã theo dõi sự việc này ngay từ đầu, mỗi cuộc họp báo hay ý kiến của Huyền Chip đều được anh lưu lại, đồng thời đưa ra quan điểm cá nhân. Nhưng có vẻ như chính sự quan tâm đó của anh đã khiến nhiều người cho rằng anh hẹp hòi, chấp nhặt, thậm chí "đã làm được bằng cô gái đó chưa mà công kích cô ta". Anh nghĩ sao về những lời nhận xét này? 

Đây là những lỗi ngụy biện hết sức phổ biến mà những ai ​​bênh vực huyền Chip thường xuyên vào Facebook Page của tôi để tham gia tranh luận. Thứ nhất, nếu coi Huyền Chip là một đầu bếp, thì cuốn sách của cô ta là một món ăn. Độc giả là thực khách sẽ là người nói xem món ăn đó ngon hay dở. Do vậy, để nhận xét một món ăn, chả lẽ thực khách phải trở thành đầu bếp?

Như đã nói ở trên, tôi chỉ bắt đầu biết và quan tâm tới Huyền Chip từ vụ họp báo, trước cái status không chủ ngữ và đầy tính hăm dọa, tôi đã đi dự họp báo xem tác giả công bố sự thật như thế nào. Và từ đó tôi mới theo dõi vụ này đến giờ, trước đó tôi không quan tâm tới Huyền Chip và sách của bạn ấy. Còn việc cho rằng đi tìm sự thật, đi tìm chân lý, đưa ra những bằng chứng cụ thể, xác thực là hẹp hòi, là ích kỷ thì đó là một sự ngụy biện theo kiểu công kích cá nhân nhằm bao che cho sự đuối lý.

Một số ý kiến cho rằng, không chỉ công kích Huyền Chip, anh còn có những lời quá thẳng thắn và có phần hơi quá khi nhận xét về 2 vị khách mời trong buổi họp báo tại Hà Nội của Huyền Chip và nhận được những phản ứng không hay từ cộng đồng mạng. Anh có thể giải thích việc này không? 

Tôi đã đọc lại những gì mình viết và tôi thấy không có gì gọi là quá quắt. Hai vị khách mời đáng kính trọng đã làm nhiều người thất vọng tràn trề sau buổi họp báo, với tư cách là người bình luận, tôi đã thẳng thắn phê phán quan điểm của 2 người này bằng lập luận chắc chắn. Dẫu sao thì không thể tránh khỏi cảm xúc cá nhân xen lẫn vào câu chữ. ​​

Anh sẽ còn theo vụ Huyền Chip đến bao giờ? Nếu Cục xuất bản không đình chỉ việc phát hành cuốn sách, anh sẽ làm gì tiếp theo? 


Nhà báo Minh Trí bên báo Công an Nhân dân là nhà báo đầu tiên đặt ra nghi vấn về cuốn sách này. Tôi hy vọng tôi là người cuối cùng phải làm việc đó. Tôi tin là với những bằng chứng và lý lẽ đã trình bày trong thư kiến nghị, Cục xuất bản sẽ đứng về phía tôi và đông đảo độc giả chờ mong sự thật. ​​

Anh khẳng định rằng anh "theo đến cùng" vụ Huyền Chip không vì bất cứ mục đích cá nhân nào?

Mục đích là để tìm lại sự thật. Tôi muốn xem tình hình diễn biến thế nào, ngay bây giờ không thể nói trước được điều gì.

Cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện này!