Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Để sổ đỏ trong Ngân hàng vẫn mất :-s


Vụ “Sổ đỏ để trong ngân hàng... vẫn mất”: Ngân hàng phải bồi thường 2,6 tỉ đồng

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (phòng giao dịch Tân Lập, thuộc chi nhánh thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) bồi thường cho gia đình bà Nguyễn Thị Huệ hơn 2,6 tỉ đồng.

TAND TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) vừa tuyên bản án dân sự sơ thẩm buộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (phòng giao dịch Tân Lập, thuộc chi nhánh thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) bồi thường cho gia đình bà Nguyễn Thị Huệ hơn 2,6 tỉ đồng.

Như đã thông tin, ngày 28-12-2009 gia đình bà Huệ (trú phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột) có thế chấp cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phòng giao dịch Tân Lập giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay 800 triệu đồng, thời hạn vay 12 tháng.

Ngày 5-12-2010, khi sắp đến thời hạn trả nợ, vì làm ăn khó khăn nên gia đình bà Huệ làm hợp đồng bán nhà với giá 12 tỉ đồng. Điều kiện hợp đồng là bà Huệ nhận trước 2 tỉ đồng của bên mua để thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng và lấy sổ đỏ giao cho bên mua trước ngày 20-12-2010, sau đó nhận 10 tỉ đồng còn lại. Nếu vi phạm hợp đồng, bà Huệ sẽ phải trả lại tiền cọc, đồng thời chịu phạt hợp đồng 2 tỉ đồng...

Tuy nhiên ngày 16-12-2010, bà Huệ đem tiền đến phòng giao dịch Tân Lập để trả gốc và lãi thì được ngân hàng thông báo sổ đỏ của gia đình bà đã bị thất lạc! Sau nhiều lần khiếu nại không được, bà Huệ làm đơn khởi kiện Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN đòi bồi thường hơn 3,3 tỉ đồng.

Phía Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phòng giao dịch Tân Lập cho rằng tài sản thế chấp của bà Nguyễn Thị Huệ không bị thất lạc mà vẫn nằm ở ngân hàng. Việc gia đình bà Huệ làm hợp đồng bán nhà, sau đó vi phạm hợp đồng phải bồi thường không phải trách nhiệm của ngân hàng... Tuy nhiên, hội đồng xét xử nhận định ngày 16-12-2010, bà Huệ đưa tiền đến phòng giao dịch Tân Lập, lúc này lãnh đạo phòng giao dịch là ông Trần Đình Thanh cho biết sổ đỏ của bà Huệ và 11 khách hàng khác không còn trong ngân hàng.

Tiếp đó, ngày 25-12-2010, chi nhánh ngân hàng thị xã Buôn Hồ đã có công văn trả lời bà Huệ và xác định sổ đỏ của gia đình bà Huệ đã bị Võ Thị Hồng Điệp, cán bộ ngân hàng, lén đưa ra ngoài cầm cố vay tiền, tiêu xài cá nhân và hiện đang thất lạc. Ngày 19-5-2011, TAND tỉnh Đắk Lắk xét xử bị cáo Võ Thị Hồng Điệp (Điệp bị tuyên phạt tù chung thân tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) cũng xác định Điệp đã lấy nhiều tài sản thế chấp của khách hàng đi cầm cố vay tiền, trong đó có sổ đỏ của gia đình bà Huệ...

Hội đồng xét xử cũng nhận định việc thiệt hại của gia đình bà Huệ là thực tế và lỗi thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phòng giao dịch Tân Lập vì đã không bảo quản tài sản thế chấp của khách hàng theo quy định.

Theo TR.T. 
Tuổi trẻ

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Đáng nể


Những người Việt làm Tổng giám đốc ở tuổi 24


Những người Việt làm Tổng giám đốc ở tuổi 24

Điểm chung của những vị tổng giám đốc, giám đốc này không chỉ là sự tài giỏi, bản lĩnh, khả năng lãnh đạo vượt trội mà còn bởi những câu chuyện thành công của họ đều gắn liền với tuổi 24 đáng nhớ.

Có lẽ không phải ai cũng nhìn thấy sự trùng hợp thú vị này nhưng liệu chúng ta có nên hoài nghi một chút về độ tuổi đẹp nhất tạo nên thành công của mỗi người? Tuổi 24 liệu có phải là thời vàng son cho mọi điều tốt đẹp sẽ đến? Hãy cùng lắng nghe những câu chuyện thành công ở tuổi 24 của doanh nhân trẻ để rút ra những điều suy ngẫm cho riêng mình nhé!
Nguyễn Hoàng Giang – “Trùm” chứng khoáng trẻ
Khi được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDirect vào tháng 10/2010, Nguyễn Hoàng Giang chỉ mới bước sang tuổi 24. Trở thành lãnh đạo một công ty chứng khoán trẻ nhất Việt Nam, đó vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn với chàng trai quê gốc Hải Dương này.
Đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội với 28,5 điểm, Giang nuôi mộng đi Mỹ và đã tìm được một suất học bổng tại ĐH Nebraska (Mỹ). Trải qua khoảng thời gian học tập và kiếm sống xa nhà, về nước tháng 5/2008 nhưng chỉ đến tháng 10/2010, Nguyễn Hoàng Giang đã trở thành tổng giám đốc một doanh nghiệp đứng trong top 10 công ty có thị phần lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Những người Việt làm Tổng giám đốc ở tuổi 24 (1)

Khi Giang đảm nhiệm vị trí này, nhiều người trong VNDirect không nén được sự lo lắng: Liệu ở độ tuổi ấy, Giang có thể đảm đương nổi khối lượng công việc nặng nề, đầy thách thức và áp lực trên cương vị lãnh đạo một doanh nghiệp đầy tham vọng trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán tại Việt Nam?
Thế nhưng, Nguyễn Hoàng Giang đã nhanh chóng vượt qua thử thách, hoàn thành rất tốt nhiệm vụ và khẳng định tài năng của mình. Hiện nay anh đang tiếp tục thăng tiến trên con đường sự nghiệp và có lẽ đó cũng là lý do để anh được mệnh danh là "trùm" chứng khoán trẻ nhất Việt Nam.
Nguyễn Mai Phương – Giám đốc thương hiệu đa quốc gia
Nguyễn Mai Phương trở thành giám đốc thương hiệu trẻ nhất của Tập đoàn Unilever tại Việt Nam khi mới ở tuổi 24. Cô là một trong bốn tài năng trẻ Việt Nam tham dự diễn đàn sáng kiến tài năng lãnh đạo trẻ Hitachi năm 2008 tại Indonesia.
Tốt nghiệp ĐH Ngoại Thương (Hà Nội), Mai Phương liên tục tìm kiếm cơ hội làm việc cho những công ty đa quốc gia. Cơ hội đã mỉm cười với cô gái trẻ khi Phương tham gia chương trình Quản trị viên tập sự (nay là Nhà lãnh đạo Unilever tương lai).
Những người Việt làm Tổng giám đốc ở tuổi 24 (2)
Trải qua 14 tháng thử thách tại nhiều phòng ban, Phương được lựa chọn vào phòng Marketing và phát triển thương hiệu. Sau 9 tháng ở vị trí trợ lý, cô trở thành Giám đốc thương hiệu (phụ trách các nhãn hàng Lux, Dove, Hazeline). Phương là quản lý thương hiệu trẻ nhất tại Unilever tính đến thời điểm này.
Chia sẻ về bí quyết của một nhà lãnh đạo trẻ, Phương khẳng định quan trọng là sống có mục đích: "Bạn sẽ không thể là người cầm đèn soi lối cho người khác nếu bạn không biết mình làm gì và làm vì cái gì".
Trần Hải Linh - Tổng giám đốc Lenovo Việt Nam
Anh chàng cựu học sinh trường Amsterdam - Trần Hải Linh nhận được học bổng du học Singapore khi đang là sinh viên ĐH Ngoại Thương (Hà Nội). Hải Linh đã quyết định học khoa quản trị kinh doanh của đại học Nanyang bất chấp xu thế chọn ngành thời thượng là IT.
Với thành tích học tập và hoạt động xuất sắc anh từng giành nhiều giải thưởng ở Singapore và còn được Bộ trưởng Bộ Kinh tế New Zealand tặng bằng khen. Về Việt Nam lập nghiệp, Hải Linh nhận chức vụ tổng giám đốc của tập đoàn máy tính Lenovo Việt Nam khi mới tròn 24 tuổi.
Những người Việt làm Tổng giám đốc ở tuổi 24 (3)

Sau 2 năm ở vị trí Tổng giám đốc, Trần Hải Linh đã đưa quy mô của Lenovo Việt Nam tăng lên gấp đôi, dần trở thành một "mắt xích" quan trọng của Lenovo toàn cầu. Các sản phẩm của công ty trong hai năm liên tiếp đã đạt "CIO & CEO Best Choice Products 2007" (sản phẩm ưa thích của các CIO và CEO) tại Hội nghị và Lễ bình chọn lãnh đạo CNTT xuất sắc.
Với những thành quả đạt được, thực sự Ban lãnh đạo Lenovo đã không nhầm khi đặt lên vai chàng trai trẻ tuổi trọng trách to lớn đó. Vẫn còn quá sớm để khẳng định nhưng ở một khía cạnh nào đó Trần Hải Linh đem được hình ảnh của Lenovo đến được nhiều hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Và chắc chắn, đây không phải là một thành công nhỏ.
Đoàn Quốc Huy - phó tổng GĐ Tập đoàn BIM
Sở hữu 2 bằng cử nhân loại Giỏi của các trường ĐH danh tiếng Mỹ chỉ trong ba năm, Đoàn Quốc Huy trở thành phó tổng giám đốc của tâp đoàn BIM - một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề với nhân viên thuộc 15 quốc gia khác nhau khi vừa 24 tuổi.
Những người Việt làm Tổng giám đốc ở tuổi 24 (4)
Từ một trợ lý xách cặp cho bố (ông Đoàn Quốc Việt - chủ tịch Tập đoàn BIM) đi từ vuông tôm này đến đồng muối kia, Huy được cất nhắc lên làm Trưởng phòng Kinh doanh bất động sản và Thuỷ sản.
Trong quá trình triển khai công việc, Huy có nhiều đóng góp hiệu quả cho tập đoàn như giúp quản lý tốt toà nhà cao cấp cho thuê Fraser Suites (3 năm liền được khách hàng bình chọn là khu căn hộ tốt nhất Việt Nam) ở quận Tây Hồ (Hà Nội).
Cũng không nhiều người biết, chàng trai 24 tuổi này góp phần đưa Tập đoàn BIM hoạt động bài bản hơn và mang tầm quốc tế. Cũng chính Huy là người đã chủ động tái cơ cấu mô hình tài chính (đầu tư đa lĩnh vực và phát triển bền vững).
Tập đoàn BIM chính là một đơn vị xuất khẩu thuỷ sản từ Việt Nam sang Mỹ mà không bao giờ sợ rào cản bởi luật chống bán phá giá vì giá bán còn cao hơn nước sở tại và cung không đủ cầu.
Nguyễn Thùy Liên – 24 tuổi làm chủ ba công ty
Ở tuổi 24, Nguyễn Thùy Liên là chủ sở hữu của ba công ty có tiếng trong lĩnh vực tư vấn thương hiệu, đào tạo, định hướng, nâng cao năng lực lãnh đạo. Đó là MaxB, Prosales và Zenleader.
Tốt nghiệp ĐH Ngoại thương TP.HCM, vốn tính tự lập, suốt thời sinh viên, Liên đi làm thêm ở nhiều công ty có tiếng như Unilever, FPT, Vinamit... Năm cuối cùng ĐH, cô giữ vị trí giám đốc kinh doanh trong một công ty phần mềm tư nhân nhưng 8 tháng sau, công ty phá sản. Tiếc những đơn hàng còn dang dở, Liên và ba bạn học thành lập công ty MaxB để giải quyết số đơn hàng này.
Những người Việt làm Tổng giám đốc ở tuổi 24 (5)
Sau 2 năm thành lập, MaxB xây dựng thương hiệu cho khoảng 30 công ty lớn nhỏ. Liên tự hào khoe rằng công ty của cô có đến 60% nhân viên xuất thân từ ĐH Ngoại thương với tôn chỉ "đánh thức và tối đa hóa sức mạnh thương hiệu tiềm ẩn của các doanh nghiệp". Khi MaxB đã đi vào guồng máy ổn định, Liên bắt đầu thành lập thêm công ty Prosales, đào tạo đội ngũ bán hàng có năng lực và có tâm huyết.
Do sẵn có sự quan tâm đến Phật pháp và tâm lý học nên mới đây Liên còn mở thêm Trung tâm ZenLeader nhằm đào tạo phương pháp tư duy, nâng cao năng lực lãnh đạo bằng phương pháp ứng dụng Thiền.
Tuổi 24 không ở lại với bất cứ ai và với những giám đốc trẻ tài năng trên đây cũng vậy, tuy nhiên, họ có quyền tự hào về mình trong giai đoạn khi mà nhiều người vẫn còn đang loay hoay với những ngã rẽ cuộc đời thì họ đã biết phải làm thế nào để được người khác nể phục.
Mỗi người đều có một hoàn cảnh, cách thức và cả những trải nghiệm khác nhau để đi tới thành công nhưng tựu trung lại họ đã sống hết mình cho tuổi trẻ, để mỗi khi ngoảnh đầu lại, không ai phải hối tiếc về những năm tháng phí hoài...

Suy ngẫm

+ PHẢI làm
Càng ngày mình càng thấm thía câu nói :
"Những việc gì mà làm lúc nào cũng được thường sẽ không được làm"
"Công việc thường tự mở rộng ra để chiếm đủ thời gian mà ta đã ấn định cho nó"
Ai trong đời cũng có ước mơ, cũng có mong muốn, cũng hy vọng trở thành một người tốt, nhiều tài lộc...nhưng với đa số người, chuyện thành công, chuyện đạt được ước muốn thì tốt, còn nếu không đạt được cũng...chẳng sao. Và đối với những người như thế, đa phần họ không đạt được gì hết. Nếu có cũng là do may mắn tự mang đến với họ.
Con người có một điều rất hay ho. Khi việc nào đó họ mong muốn đạt được, nhưng nếu không bị thúc ép, không có áp lực, làm cũng được không làm cũng không sao, họ sẽ chẳng làm. Trước mắt họ sẽ chỉ toàn là những khó khăn, những trở ngại. Tuy nhiên, dí súng vào đầu họ, deadline đến, ảnh hưởng trực tiếp đến họ, thì họ làm được mà như chẳng tồn tại khó khăn nào. họ sẽ vô cùng tích cực, siêng năng, và đạt được điều mong muốn. Nói đơn giản như mong muốn dậy sớm tập thể dục, bao nhiêu người đã quyết tâm. Nhưng rồi những khó khăn như nhiều việc, mệt, ngại, lạnh...họ chỉ cố gắng được vài ba ngày. Nhưng thử tưởng tưởng nếu họ không tập thể dục, người thương yêu nhất của họ sẽ rời xa họ, thì những khó khăn ấy họ có vượt qua không? Chuyện nhỏ....
Như mình, đã hai lần gọi điện cho khách hàng, bảo anh ơi ngày mai làm nhé, cứ thư thả mà làm. Nay em bận lắm, em còn việc x, y, z....Nhưng khách hàng gọi điện bảo Không, anh cần rút vốn ngay, Không, anh phải lấy sổ đỏ ngay hôm nay...thì cuối cùng mình vẫn thu xếp được công việc hết. Lúc trước mình bảo không thể mà, bảo rất bận mà..? Nhưng nó đã việc PHẢI làm, thì mình sẽ làm được!
Vì vậy, một người muốn thành công, thì việc thành công đó phải là PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN, KHÔNG CÓ SỰ LỰA CHỌN NÀO KHÁC, lúc ấy họ mới toàn tâm toàn ý, mới thực hiện được điều mong muốn.
+ Thịnh suy
Việc đời lúc thịnh lúc suy, ai ngờ được? Vì vậy, lúc thịnh phải nghĩ đến lúc mình không thình như vậy nữa mà luôn có ý thức cẩn thận, tích cóp. Lúc suy thì phải luôn hy vọng, mình sẽ trở lại, sẽ lợi hại gấp hai, ba lần một ngày không xa...
Hai việc ảnh hưởng tới suy nghĩ này của tôi. Việc thứ nhất: Việc sụp đổ của đế chế tiquitaca Barca. Việc thứ hai là một khách hàng của tôi.
Tiquitaka, dường như là một vũ khí bất khả chiến bại, Barca dường như đã từng là một đội bóng mạnh nhất thế giới. Họ đánh đâu thắng đó bởi một thứ bóng đá phức tạp, gây bức xúc cho đối thủ, thống trị các bảng xếp hạng, messi dành tới 4 quả bóng vàng. Nhưng rồi, họ dần dần nhàm chán, họ dường như không chịu thay đổi. Rồi sau chuỗi ngày phát triển bùng nổ mạnh mẽ đó, họ bắt đầu nếm trái đắng. Họ thua, họ phụ thuộc, họ không thể thắng, họ bị bắt bài. Và rồi thất bại 7-0 trước Beyer có lẽ là một cái kết cho cái đế chế này...
Khách hàng của tôi, tự nói rằng trước kia chú vô cùng lịch sự, là người áo nhung, cổ cồn trắng. Ai cũng quen biết, ai cũng nể nang. Giờ gặp tình cảnh khó khăn, tự dưng chú thành thằng ăn bẩn, lại còn nợ xấu với Ngân hàng. Giờ đi đâu thì cũng hứa hẹn, anh thiệt thòi quá, nhưng cuối cùng thì họ có giúp đỡ lại chú đâu...
Thế mới biết, mình phải thật cẩn thận. Bất kỳ khách hàng tốt nào cũng chỉ cần một biến cố, nếu tài chính họ không vững, họ có thể bay hết, rất nhanh thôi...
Còn nhiều ví dụ thịnh suy này lắm, nào là apple này, một đế chế một thời, vẻ đẹp lung linh huyền hảo, vẻ đẹp bao nhiêu ước muốn giờ đã dần suy thoái, nhàm chán. Microsoft thì thế nào? Nokia mạnh mẽ bị apple chiếm lĩnh, trung quốc, Mỹ, Nga....
Tóm lại, trên đời này chẳng gì là mãi mãi....
+ Chúng ta còn sống bao lâu nữa
Bạn còn quá trẻ để làm giàu?
Bạn còn quá trẻ đểchín chắn?
Bạn còn quá trẻ để làm x, y, z...
Thôi việc này để mai làm
Sự thật thì chẳng ai có thể biết ngày mai ra sao.
Việc gì có thể làm hôm nay, xin đừng đợi ngày mai mới làm. Vì thời gian vẫn cứ trôi, và chẳng ai biết hôm nay có phải là ngày cuối cùng của mình không nữa...
Hãy luôn cố gắng tôi nhé!